28/03/2024 lúc 22:06 (GMT+7)
Breaking News

Trường ĐH Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá: Dấu ấn trên chặng đường hình thành, phát triển

VNHNO - Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyết định số: 1221/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Thanh Hóa.

VNHNO - Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyết định số: 1221/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Thanh Hóa.

Sau khi nâng cấp lên đại học, nhà trường đã chuyển hướng và từng bước mở rộng đào tạo từ lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật trước đây sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Sự chuyển đổi trên vừa đáp ứng yêu cầu phát triển về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, vừa mở ra một hướng đi mới cho hoạt động đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập và cạnh tranh giáo dục đại học hiện nay. 

Nhà trường hiện có 01 chuyên ngành thạc sĩ, 18 ngành Đại học, 16 ngành đại học liên thông, 4 ngành Trung cấp năng khiếu nghệ thuật. Ngoài ra, Trường còn được UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT cho phép liên kết với một số trường đại học đào tạo 05 chuyên ngành thạc sĩ. Các hình thức đào tạo gồm: chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học, liên thông VLVH, liên kết đào tạo với nhiều đơn vị trong cả nước.

Quy mô đào tạo hiện nay: hơn 3500 HSSV, học viên. Trong đó có hơn 2600 chính quy, gần 800 VLVH, 77 cao học, 40 TCCN. Trong đó, nhà trường đào tạo gần 200 Lưu học sinh Lào. Tổng số cán bộ giảng viên là 254, trong đó 244 giảng viên, kiêm giảng viên (gồm 04 PGS và 40 Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp, Giảng viên chính, 177 thạc sĩ, 25 cử nhân). Tỷ lệ giảng viên trình độ trên đại học là gần 90%. Nhà trường hiện nay có 3 cơ sở: Cơ sở chính: 7.2 ha, 561, Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP Thanh Hóa; Cơ sở 2: Số 20 Nguyễn Du, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa; Cơ sở 3: 24, Hoàng Văn Thụ, phường Ngọc Trạo, Tp Thanh Hóa

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD và ĐT, Bộ VH TT và DL, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Với bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của Trường, những thành quả mang tính nền tảng luôn được các thế hệ CBGV, học sinh, sinh viên (HSSV) nhà trường củng cố, phát huy; Kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành được tích lũy; Đội ngũ CBGV của Trường ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường trong giai đoạn mới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và làm việc với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Đây là những điều kiện thuận lợi rất căn bản để Nhà trường đẩy mạnh mọi mặt hoạt động thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị, đưa hoạt động giáo dục, đào tạo dần đi vào ổn định. Trường đã mở thêm được nhiều ngành mới phù hợp với nhu cầu xã hội và tăng quy mô người học. Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên. Hoạt động NCKH ngày càng hiệu quả. Hợp tác quốc tế có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CBGV và người lao động ngày càng được nâng cao. 

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: Xu thế toàn cầu hóa tạo nên những thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung các trường đại học địa phương nói riêng; Phương thức tuyển sinh mới cũng gây nhiều khó khăn về nguồn xét tuyển cho các trường đại học địa phương; Cơ sở vật chất hiện vẫn đang được tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2 nên chưa hoàn thiện về tổng thể, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của Trường; Lộ trình tự chủ giáo dục đại học đặt ra cho nhà trường nhiều thách thức, đặc biệt là tự chủ về tài chính đối với các lĩnh vực đào tạo nghệ thuật…

Công tác tuyển sinh được nhà trường xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là trong quá trình chuyển sang tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Nhà trường có nhiều hình thức thông tin, quảng bá về ngành học, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên thông qua các hoạt động: thông tin trên trang website trường; thông tin trên các báo, đài trung ương và địa phương; trực tiếp về các trường THPT để tư vấn, hướng nghiệp. Đặc biệt, nhà trường trực tiếp đến các trường THPT của nước CHDCND Lào để tư vấn tuyển sinh. Những đóng góp của nhà trường cho sự nghiệp trồng người, đã góp phần tô đẹp thêm một diện mạo mới trên mảnh đất xứ Thanh Anh hùng./.