29/03/2024 lúc 09:27 (GMT+7)
Breaking News

Trí tuệ nhân tạo giúp bác sĩ nội soi phát hiện tổn thương đường tiêu hóa

VNHN - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi đường tiêu hóa là một trong những báo cáo quan trọng của các chuyên gia Việt Nam tại Hội nghị khoa học Tiêu hóa Gan mật quốc tế tổ chức ngày 13.10 tại Hà Nội.

VNHN - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi đường tiêu hóa là một trong những báo cáo quan trọng của các chuyên gia Việt Nam tại Hội nghị khoa học Tiêu hóa Gan mật quốc tế tổ chức ngày 13.10 tại Hà Nội.

Tiến sĩ Đào Việt Hằng- Đại học Y Hà Nội cho biết: Việt Nam với dân số đông, gánh nặng bệnh tật tiêu hóa nhiều, số lượng bác sĩ nội soi ước tính mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 5- 10% dân số. Hơn nữa, số lượng ca nội soi tại những trung tâm lớn có thể lên tới 400- 500 ca một ngày. Nguy cơ bỏ sót tổn thương, chất lượng nội soi không đảm bảo và nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn. Mô hình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Al tổn thương dạ dày cho kết quả ban đầu đánh giá trên 2392 ảnh cho thấy khả năng sai sót trong phân loại vị trí giải phẫu thấp, khả năng sai sót trong phân loại tổn thương bước đầu cũng thấp.

"Tính năng đánh giá mức độ sạch của hình ảnh nội soi từ đó cho phép tự động xóa những ảnh không đủ chất lượng là 50,5%; Tính năng tự động khoanh vùng nghi ngờ tổn thương là 66,7%; đưa ra dự đoán cho một số loại tổn thương là 48,5%;..."- Tiến sĩ Hằng cho hay. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hằng cho biết Al không thay thế mà chỉ hỗ trợ công việc của bác sĩ nội soi. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thu thập dữ liệu và hoàn thiện thuật toán khoanh vùng, dự đoán tổn thương; kiểm định lâm sàng; đưa vào ứng dụng lâm sàng vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, giảm thiểu sai sót, đặc biệt trong việc phát hiện tổn thương; hỗ trợ công tác đào tạo.

TS Đào Thị Hằng- Đại học Y Hà Nội báo cáo tại hội nghị. 

Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Long- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, gan mật Nội soi 3D có khả năng nhuộm màu ảo làm nổi bật các tổn thương và có thể phóng đại tổn thương lên mức xấp xỉ 300 lần - tương đương với kính hiển vi. Kỹ thuật này giúp nhận biết các tổn thương nhanh chóng, xác định tổn thương này là ung thư hay không. Việc này giúp các bác sĩ xác định được bệnh nhân có bị mắc các bệnh lý đường tiêu hóa trên và giảm thiểu sinh thiết quá nhiều như trước.

Theo Giáo sư Đào Văn Long, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế nói chung và nội soi đường tiêu hóa nói riêng không chỉ phù hợp với xu thế hiện nay mà còn là hướng đi cần thiết đặt ra trong y học bởi những lợi ích to lớn như góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tổn thương, tránh bỏ sót, tích hợp hệ thống báo cáo tự động và tiết kiệm nguồn nhân lực y tế còn đang thiếu hụt hiện nay.