29/03/2024 lúc 19:30 (GMT+7)
Breaking News

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng đất nước

VNHN-Trong số hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng gần 400.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức quốc tế.

VNHN-Trong số hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng gần 400.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức quốc tế.

Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển, trong đó một thế hệ tri thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán...

Theo ước tính, chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước công nghiệp phát triển gần ở mức trung bình của người dân sở tại. Chính thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài đang làm thay đổi cơ cấu cộng đồng, từng bước thay thế lớp người lớn tuổi, chủ yếu là đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và ít nhiều còn vướng mắc với quá khứ. Thế hệ trẻ này đang trở thành một đối tượng quan trọng của công tác vận động nhằm động viên khuyên khích sự hợp tác, đóng góp của họ đối với công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các trí thức Việt kiều năm 2018

Thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại, tiếp cận và nắm bắt được phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và chuyên ngành. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn đề xuất và tạo dựng mối quan hệ với câc cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Khu vực Tây Âu và Bắc Âu: tại Pháp có khoảng 50.000 tri thức, trong đó có khoảng 70 người có học hàm cao và giữ vị trí tương đối quan trọng trong các lĩnh vực hóa sinh, vật lý, công nghệ, toán học, tin học... Tại Đức có khoảng trên 300 trí thức khoa học kỹ thuật và chuyên gia lành nghề; một số đang giữ vị trí quản lý điều hành, tập trung ở các lĩnh vực điện tử, kỹ nghệ giấy in, hóa học, năng lượng, khai thác dầu khí, kiến trúc, toán máy tính, nông sinh, chế biến thực phẩm, y, dược, tài chính... Tại Anh có khoảng trên 100 trí thức; tại Bỉ có khoảng 500 trí thức tập trung ở các lĩnh vực cơ khí, hóa chất, luyện kim, điện tử, tin học, nông học, giáo dục - đào tạo, báo chí, khoa học xã hội...

Tại Mỹ, đội ngũ trí thức người Việt khá đông đảo, ước tính có khoảng 150.000 người có bằng đại học hoặc trên đại học. Đặc biệt là đội ngũ tri thức trẻ, có nhiều tiềm năng, tập trung chủ yếu trong các ngành khoa học và kinh tế mũi nhọn như cơ khí chế tạo, tin học viễn thong, vũ trụ, y học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán. Hiện có hơn 10.000 chuyến gia, kỹ sư tin học, kỹ thuật viên cao cấp làm việc tại Thung lũng Silicon (San José); 150 người làm việc trong Ngân hàng Thế giới...

Tại Canada, có khoảng 2.000 tri thức, trong đó có khoảng 20 người có học hàm cao đang nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học nổi tiếng của Canada. Trí thức kiều bào tại nước này được đào tạo có hệ thống, làm việc trong môi trường tiên tiến, hiện đại, có chuyên môn trong các ngành kinh tế mũi nhọn như viễn thông, tin học, điện tử, môi trường, sinh học...
Tại Australia, có khoảng 7.000 trí thức, trong đó tỷ lệ giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ chiếm 0,5%. Tại Nhật, có khoảng hơn 100 trí thức trong các ngành kinh tế, hóa sinh dược, nông lâm thủy sản, điện tử, tin học, cơ khí, xã hội học...

Tại Đông Âu và Liên Bang Nga, khoảng 5000 người có trình độ đại học trở lên (riêng Nga có khoảng 2.500), trong đó có 500 giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ. Nhìn chung anh chị em trí thức này có ý thức gắn bó với quê hương đất nước, có quan hệ thường xuyên với các đồng nghiệp trong nước và là một lực lượng có thể đáp ứng một số yêu cầu mà trong nước đòi hỏi trên các lĩnh vực dầu khí, hóa học, y học, vật lý hạt nhân, vật lý cơ học, điện tử, thông tin, chế tạo máy, viễn thông, điều khiển học, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên, vài năm gần đây, lực lượng này cũng biến động mạnh, một số vừa tham gia hoạt động kinh tế vừa nghiên cứu khoa học, một số khác thì chuyển hẳn sang kinh doanh, không còn làm chuyên môn như đã được đào tạo.

Mặc dù sinh sống và làm việc ở các nước có trình độ phát triển cao, được nước sở tại trọng dụng, chịu ảnh hưởng của ý thức, tư duy, lối sống khác với trong nước, nhưng đại bộ phận trí thức kiều bào vẫn nặng lòng nghĩ tới quê hương, đất nước; công khai biểu lộ tình cảm hướng về quê hương đất nước; tỏ thái độ đồng tình đối với chủ trương đoàn kết , hòa hợp dân tộc, ủng hộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Nhiều người mong muốn có cơ hội tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, trong đó nhiều người sẵn sàng về nước làm việc để đóng góp chất xám của mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhiều trí thức đã làm cầu nối để giúp đất nước tiếp thu công nghệ tiên tiến, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Từ đầu năm 1986, khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tri thức kiều bào đã tăng cường các mối quan hệ làm ăn với trong nước. Công cuộc đổi mới của Việt Nam thu được nhiều thành tựu quan trọng đã làm tăng thêm lòng tin của tri thức kiều bào đối với công cuộc phát triển đất nước và tương lai của dân tộc, vì thế đã thu hút được ngày càng nhiều người trong tầng lớp trí thức gắn bó với đất nước. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều chuyên gia, tri thức kiều bào về hợp tác với các cơ quan trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia giảng dạy, tham gia đề tài nghiên cứu; môi giới đưa chuyên gia nước ngoài vào hợp tác với trong nước; môi giới mời chuyên gia trong nước dự các sinh hoạt khoa học quốc tế; môi giới xin học bổng cho các nhà khoa học và tri thức tài năng trẻ trong nước đi đào tạo, nghiên cứu ở các nước tiên tiến; kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh với thu hút tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam. Hàng năm có khoảng trên 200 lượt tri thức kiều bào từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Australia... được mời về làm việc với các bộ ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm; trong đó có một số người đã được mời làm tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Một số lĩnh vực đang nghiên cứu hợp tác có hiệu quả như tin học và ứng dụng tin học, điện tử, viễn thông, y học, vật liệu cômposit, giáo dục-đào tạo, tài chính-kế toán, ngân hàng, xây dựng, công nghệ in, chế bién và bảo quản thực phẩm, giống cây, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp...

Tuy nhiên, trên thực tế, việc huy động chất xám của tri thức kiều bào còn tự phát và manh mún, mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều. Nhiều tri thức, người Việt ở nước ngoài mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước, nhưng họ không biết trong nước cần gì và làm thế nào để có thể đóng góp, trong khi họ bị những ràng buộc về pháp lý, về thời gian... Trong khi đó các cơ quan chức năng trong nước chưa đưa ra những kế hoạch dài hơi, yêu cầu cụ thể cũng như những biện pháp, chính sách thỏa đáng để tranh thủ sự đóng góp chất xám của tri thức kiều bào. Quan trọng hơn là còn thiếu một cơ chế thông thoáng để tri thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực chất xám của tri thức người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ từng bước hoàn chỉnh và xây dựng mơi hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của tri thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước; xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, tri thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước cũng như góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà; xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, tri thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và làm tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài; tranh thủ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiến hành hoạt động vận động, tư vấn về pháp lý trong quan hệ với nước bà con làm ăn sinh sống.

Với số lượng đông đảo, cư trú tại hầu khắp các nước có trình độ về khoa học, công nghệ và kinh tế, được đào luyện trong môi trường phát triển, cạnh tranh và cập nhật thông tin, tri thức kiều bào là tiềm năng, vốn quý của đất nước. Nếu huy động tốt, nguồn lực này sẽ có thể giúp đất nước đi tắt, đón đầu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.