25/04/2024 lúc 08:50 (GMT+7)
Breaking News

TP.HCM tiên phong xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện

VNHN - Hiện nay, việc xử lý rác thải được xem là vấn đề khó khăn nhất của hầu hết các thành phố, địa phương. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Cuối năm 2020, TP.HCM sẽ đi đầu về công nghệ xử lý rác bằng phương pháp đốt phát điện giúp giảm ô nhiễm mùi hôi thay vì chôn lấp và tái chế như hiện nay.

VNHN - Hiện nay, việc xử lý rác thải được xem là vấn đề khó khăn nhất của hầu hết các thành phố, địa phương. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Cuối năm 2020, TP.HCM sẽ đi đầu về công nghệ xử lý rác bằng phương pháp đốt phát điện giúp giảm ô nhiễm mùi hôi thay vì chôn lấp và tái chế như hiện nay.

Thông tin được ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, cung cấp trong cuộc họp định hướng của thành phố về việc xử lý chất thải sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện vào chiều 26-8. Tại cuộc họp ông Thắng cho biết: “Hiện nay xử lý chất thải của TP.HCM chủ yếu là chôn lấp. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt xử lý dưới dạng chôn lấp hơn 2,2 triệu tấn, chiếm 72,52%. Một phần chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp đốt nhưng chưa thu hồi được năng lượng; một phần chất thải được phân loại để sản xuất phân bón và tái chế, nhưng tỷ lệ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thành phố. Vì vậy, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, hướng đến quản lý môi trường xanh, Thành phố sẽ ứng dụng công nghệ đốt phát điện để xử lý chất thải”.

Ông Nguyễn Toàn Thắng đang nói về về việc xử lý chất thải sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện (Nguồn ảnh: tuoitre.vn)

 

Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, hiện nay có 3 nhà đầu tư đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương và chuẩn bị ngày khởi công dự án đốt rác phát điện trong tháng 9 và 10 tới. Ba đơn vị này gồm: Công ty cổ phần Vietstar, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Tasco. Từ nay đến năm 2020, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày.

Ông Ngô Như Hùng Việt, Giám đốc Công ty cổ phần VietStar cho biết, dự án có tổng mức đầu tư gần 400 triệu USD. Hiện nhà máy đặt ở Củ Chi có diện tích 30ha đang tái chế rác làm phân hữu cơ, nhựa. Công ty không cần thêm đất và công nghệ đã được Sở Khoa học - công nghệ TP phê duyệt. Nhà máy dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào vận hành hành trong năm 2020 với công suất 2.000 tấn/ngày đêm; đến giai đoạn 2021 sẽ nâng công suất lên 4.000 tấn/ngày đêm.

Ông Ngô Xuân Tiệc, Tổng giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa cũng cho biết, hiện nhà máy Tâm Sinh Nghĩa đang xử lý 1.300 tấn rác/ngày đêm. Việc chuyển đổi sang công nghệ mới sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Nhà máy mới sẽ có diện tích 20ha được khởi công vào tháng 10, dự kiến 18 tháng hoàn thành, đưa vào hoạt động.

Bảng dự kiến việc xử lý rác thải đáp ứng chỉ tiêu của thành phố về xử lý rác vào năm 2021

(Nguồn ảnh: vietnamnet.vn)

Để thực hiện điều này, một trong các giải pháp Thành Phố nêu ra là chuyển sang công nghệ đốt rác phát điện. Dự kiến năng lượng thu được từ đốt rác phát điện trong giai đoạn 2020-2021 là 98MW, đến 2025 là 138MW và đến 2030 có thể lên đến 198MW. TP.HCM đã đưa ra một số ưu đãi đầu tư vào xử lý rác như: miễn tiền thuê đất 11 năm hoặc giảm 70% tiền thuê đất; mua lượng điện tạo ra; tài trợ lãi vay; miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định của dự án; hỗ trợ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước) đến chân tường rào dự án và nhiều chính sách ưu đãi khác.

Hiện nay , thành phố kêu gọi đầu tư đối với 5 bãi chôn lấp ngưng hoạt động gồm: Phước Hiệp (huyện Củ Chi) 3 bãi, Gò Cát (quận Bình Tân) và Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Nhà đầu tư được hưởng một số ưu đãi như: miễn tiền thuê đất 11 năm hoặc giảm 70% tiền thuê đất phải nộp; mua lượng điện tạo ra; tài trợ lãi vay; miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định của dự án; hỗ trợ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước) đến chân tường rào dự án và nhiều chính sách ưu đãi khác.