25/04/2024 lúc 12:30 (GMT+7)
Breaking News

TP.HCM: Mục tiêu thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về công nghệ thông tin giai đoạn 2021 - 2025

Nhằm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử để nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng. Tăng cường công khai, minh bạch, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong

Nhằm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử để nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng. Tăng cường công khai, minh bạch, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xác định năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI. Triển khai Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và Nghị quyết số 1111/NQQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Dựa trên cơ sở năm 2021 là năm có sự chuyển dịch lớn về các dòng đầu tư trên thế giới cùng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Thành phố Hồ Chí Minh xác định chủ đề năm 2021 là năm “Xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025.

Thành phố Hồ Chí Minh xác định chủ đề năm 2021 là năm “Xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Ảnh: Internet

Với các mục tiêu cụ thể mà thành phố đặt ra là đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử thành phố Hồ Chí Minh được xác thực điện tử.  40% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống Trung ương.

Tiếp đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên. 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

60% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng thích hợp, chia sẻ dữ liệu. Thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại.

Mặt khác, 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và 60% công việc tại các xã, phường, thị trấn được xử lý trên môi trường mạng. 80% báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phố và kết nối với hệ thống báo cáo quốc gia. Phục vụ hiệu quả các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

100% cán bộ công chức tại các sở, ngành, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, sử dụng thư điện tử thành phố giao dịch nội bộ cơ quan và bên ngoài qua hệ thống thư điện tử của thành phố. Kho dữ liệu dùng chung và hệ thống dữ liệu mở được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu về Chính phủ điện tử. Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về công nghệ thông tin. Nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng.

Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về công nghệ thông tin. Ảnh: Internet

Để thực hiện các mục tiêu trên, thành phố đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện môi trường pháp lý. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu thành phố có ít nhất 2 trung tâm dữ liệu và được kết nối đồng bộ để phục vụ các hệ thống thông tin của thành phố. Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng thành phố một cách thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ cho chuyển đổi số và phát phát triển đô thị thông minh.

Bên cạnh đó, phát triển các hệ thống nền tảng như hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Trong đó, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố bao gồm các thành phần chính như hệ thống quản lý định danh và xác thực người dùng tập trung phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Kết nối thanh toán điện tử, kết nối dịch vụ bưu chính để chuyển phát hồ sơ, cung cấp thông tin tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính. Tích hợp, cung cấp dữ liệu, liên thông các hệ thống thông tin. Xây dựng nền tảng internet vạn vật thành phố, triển khai thí điểm việc tích hợp dữ liệu internet vạn vật trên một số dữ liệu hiện có của thành phố như giao thông, môi trường…

Cùng với đó là phát triển dữ liệu, trong đó phát triển kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố, số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ như phát triển các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước, phát triển ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, đảm bảo an toàn thông tin, phát triển nguồn nhân lực.