20/04/2024 lúc 06:33 (GMT+7)
Breaking News

TP.HCM: Đề xuất Đề án lập TP phía Đông, bỏ HĐND cấp quận

VNHN - Ngày 24/7 vừa qua, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã chủ trì Hội nghị lần thứ 43 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trong Hội nghị đã nêu ra hai nội dung quan trọng là cho ý kiến về đề án không tổ chức HĐND quận, phường trên địa bàn TP và đề án thành lập TP phía đông.

VNHN - Ngày 24/7 vừa qua, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã chủ trì Hội nghị lần thứ 43 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trong Hội nghị đã nêu ra hai nội dung quan trọng là cho ý kiến về đề án không tổ chức HĐND quận, phường trên địa bàn TP và đề án thành lập TP phía đông.

Cùng tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM…

Tại hội nghị lần thứ 43, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X nhấn mạnh, từ yêu cầu hình thành một vùng tăng trưởng mới, TP.HCM đề xuất hợp nhất 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức thành một thành phố trực thuộc TP.HCM, với tên gọi là “Thành phố Thủ Đức”. Như đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, 3 quận này có chỉ số tăng trưởng tốt. Trong khi đó, 3 quận này có các yếu tố khác nhau nhưng có tác động hình thành các động lực tăng trưởng mới (là cường độ công nghệ cao ứng dụng cao nhất cả nước; nơi có cường độ đào tạo, nghiên cứu khoa học cao nhất cả nước và cũng là nơi có khu đô thị mới, trung tâm tài chính quốc tế). Khu vực này còn có 6 khu chức năng, để tạo tính tương tác liên thông cần hình thành một khu động lực thống nhất tương tác cao bằng 1 đơn vị quản lý. Điều này cũng là một bước đi quan trọng để tận dụng tối đa lợi thế của vùng, tạo động lực phát triển kinh tế cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Thành phố phía Đông được thành lập sẽ có quy mô khoảng 22.000 ha, bằng 1/10 diện tích toàn TP

Về đề án thành lập TP phía Đông trực thuộc TP.HCM, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM  nhấn mạnh thêm TP phía Đông được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức thành một cực tăng trưởng của TP.HCM ở hướng Đông. Quận Thủ Đức tập trung hàng chục trường Đại học với Đại học Quốc gia TP.HCM có hàng trăm nghìn sinh viên, giảng viên. Quận 9 có Khu Công nghệ cao với các ngành nghề sản xuất có hàm lượng chất xám cao. Trong khi đó, quận 2 có trong tương lai là một trung tâm tài chính hàng đầu của cả nước với khu đô thị mới Thủ Thiêm…

Đặc điểm của đơn vị mới này có quy mô lớn (khoảng 22.000 ha, bằng 1/10 diện tích toàn TP; dân số trên 1 triệu, dự kiến đóng góp 1/3 kinh tế cho TP) nên không thể là quận được. Đơn vị này phải là TP. Trên cơ sở đó, TP.HCM xây dựng đề án sáp nhập 3 quận hình thành một TP. Đơn vị này có ý nghĩa lớn về kinh tế, quy mô dân số đông nên sẽ có HĐND. “Nội dung cũng phải làm khẩn trương để trình Quốc hội”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu.

Riêng ý kiến về Đề án không tổ chức HĐND quận, phường trên địa bàn TP, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nêu ra những ưu điểm chính, là khi không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường (chỉ có HĐND cấp TP) thì những nghị quyết của HĐND về phát triển TP cả về quy hoạch và ngân sách sẽ đến tận cơ sở. Khi đó, UBND quận, phường là cơ quan hành chính địa phương sẽ thực hiện nghị quyết HĐND cấp TP và chỉ đạo của UBND TP. Điều đó đòi hỏi trong quá trình chuẩn bị các quyết định cấp TP phải sát cơ sở và khi quyết định không phải qua khâu trung gian. Như vậy, việc chuẩn bị từ trước sẽ thực hiện nhanh hơn.

Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng các đại biểu tại Hội nghị.

Không chỉ khi cấp TP quyết định một lần và triển khai một cách đồng bộ, không phải cắt từng khúc và mỗi quận tự quyết đoạn qua địa bàn mình sẽ khiến mọi việc triển khai nhanh hơn; mà còn giúp việc trong quá trình giải quyết có khó khăn, vướng mắc và phản ánh thì cơ quan quyết định về chính sách của TP chỉ có một cấp quyết định ngay, không phải bàn lần lượt từ cấp phường, quận rồi trình lên TP.

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cũng chỉ ra rằng khi thực hiện mô hình bỏ HĐND cấp quận, phường, đại biểu HĐND TP sẽ giám sát tới từng phường. Còn ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ thực hiện quyền giám sát quyết liệt hơn và có cơ hội khẳng định vai trò, vị trí tốt hơn. Vai trò đại diện của người dân và quyền giám sát của nhân dân sẽ thông qua MTTQ. Như vậy, dù bỏ 2 cấp HĐND quận, phường, dân chủ vẫn được duy trì, thậm chí còn tốt hơn. Các quyết định hành chính sẽ nhanh, hiệu quả và toàn diện hơn./.