29/03/2024 lúc 07:50 (GMT+7)
Breaking News

TP Hồ Chí Minh: Vốn điều lệ nhỏ hơn 85 lần so với khoản lỗ trong 4 năm

VNHNO - Sáng ngày 19-10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục ngày làm việc thứ ba trong vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) đối với bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (GrabTaxi). Khi đại điện Viện kiểm sát hỏi về các con số liên quan đến doanh thu của Grab trong 4 năm hoạt động tại Việt Nam thì đại diện Grab xác nhận vốn điều lệ 20 tỷ đồng nhưng lỗ hơn 1.700 tỷ đồng.

VNHNO - Sáng ngày 19-10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục ngày làm việc thứ ba trong vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) đối với bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (GrabTaxi). Khi đại điện Viện kiểm sát hỏi về các con số liên quan đến doanh thu của Grab trong 4 năm hoạt động tại Việt Nam thì đại diện Grab xác nhận vốn điều lệ 20 tỷ đồng nhưng lỗ hơn 1.700 tỷ đồng.

Phiên tòa xét xử vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam đối với bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam bước vào ngày làm việc thứ ba.

Grab đăng ký kinh doanh vận tải hành khách

Mở đầu phiên tranh tụng, luật sư đại diện cho bị đơn tiếp tục hỏi nguyên đơn về những thiệt hại của Vinasun được công ty giám định lấy tài liệu do Vinasun cung cấp? Trả lời vấn đề này, đại diện Vinasun cho biết, công ty giám định độc lập là công ty chuyên lĩnh vực nghiên cứu về thị trường, do đó, tài liệu Vinasun cung cấp chỉ một phần. Ngoài ra, công ty giám định lấy từ nhiều nguồn và dựa vào nghiên cứu thị trường thực tế để đưa ra con số thiệt hại.

Luật sư đại diện Grab đặt vấn đề: Thiệt hại do sụt giảm lợi nhuận đúng không? Theo Vinasun thì do nhiều yếu tố và đã được Vinasun trình bày rõ ở các phiên tòa trước đó. Trong năm 2017, Vinasun đã mở rộng địa bàn hoạt nào? - đại diện Grab hỏi. Theo Vinasun, hãng xe taxi này chỉ điều chuyển xe đến các địa bàn hoạt động theo đúng quy định để giảm thiệt hại trong kinh doanh.

Sau đó, luật sư đại diện cho bị đơn tiếp tục hỏi đại diện của Grab rằng, Grab có đồng ý với các báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty giám định độc lập hay không? Trả lời vấn đề này, ông Jerry Lim - đại diện cho Grab không đồng ý với các báo cáo về thiệt hại của công ty giám định độc lập.

Đến phần hỏi của luật sư nguyên đơn hỏi bổ sung đại diện Vinasun, nếu trong trường hợp Grab thực hiện đúng Quyết định 24 của Bộ GT-VT là cung cấp, hỗ trợ công nghệ phần mềm kết nối cho các đơn vị vận tải thì Vinasun có thiệt hại không? Theo đại diện Vinasun, nếu Grab thực hiện đúng quy định từ Quyết định 24 thì sẽ không gây hại nhiều cho Vinasun. Nhưng ngược lại, Grab đã biến tướng hoạt động quy mô về vận tải hành khách bằng taxi, đi ngược lại với quy định trong Quyết định 24.

Sau phần tranh tụng giữa hai bên, Chủ tọa phiên tòa hỏi nguyên đơn có tham gia đề án thí điểm theo Quyết định 24 hay không? Đại diện Vinasun xác nhận có tham gia vào tháng 11-2016 và tham gia sau Grab.

Vậy Vinasun cho rằng Grab tham gia trái với Quyết định 24? - Chủ tọa hỏi. Vinasun xác nhận, Grab hoạt động trái với Quyết định trên.

Đại diện Viện Kiểm sát hỏi bổ sung nguyên đơn về xác nhận thời điểm Vinasun tham gia thí điểm theo Quyết định 24 của Bộ GT-VT? Một lần nữa Vinasun xác nhận tham gia tháng 11-2016.

Grab được quyền xuất hoá đơn? - đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi. Theo đại diện Vinasun, Quyết định 24 không cho phép Grab cung cấp hóa đơn vận tải, mà chỉ các đối tác vận tải, các hợp tác xã mới có quyền đó.

Khi hỏi về thiệt hại của Vinasun của đại diện Viện Kiểm sát, theo Vinasun, những thiệt hại mà Grab gây ra cho Vinasun từ thời điểm tháng 1-2016 đến tháng 6-2017 là hơn 85 tỷ đồng, chưa kể, doanh thu của Vinasun giảm mạnh khi vào năm 2017, giảm 42% so với năm 2016.

Đến lượt bị đơn, đại diện Viện Kiểm sát hỏi về thời điểm Grab hoạt động tại thị trường Việt Nam? Theo ông Jerry Lim - đại diện cho Grab, Grab hoạt động tại Việt Nam vào tháng 2-2014.

Cụ thể ngành nghề kinh doanh nào? Viện Kiểm sát chất vấn. Grab cho biết là cung cấp dịch vụ công nghệ cho các đơn vị vận tải taxi.

Ngoài ra có đăng ký ngành nghề kinh doanh nào nữa không? - đại điện Viện Kiểm sát thắc mắc. Theo xác nhận của Grab thì gồm cả kinh doanh các ứng dụng công nghệ, phát triển phần mềm, kinh doanh vận tải hành khách. Trong đó, ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách không hoạt động.

Đại diện Viện kiểm sát nêu, khi tham gia đề án thí điểm thì Grab có hoạt động vận tải hành khách hay không? Grab xác nhận không hoạt động. Cụ thể vào ngày 2-3-2017, Grab nhận được yêu cầu của Bộ Công Thương là rút ngành nghề kinh doanh đó.

Tuy nhiên, theo luật sư đại điện cho Vinasun, Grab chưa đưa ra được bất cứ tài liệu nào chứng minh là Grab đã rút giấy phép kinh doanh vận tải hành khách.

Vốn 20 tỷ đồng, lỗ hơn 1.700 tỷ đồng

Liên quan đến vấn đề doanh thu của Grab khi hoạt động tại thị trường Việt Nam, đại diện Viện Kiểm sát hỏi: Khi hoạt động tại Việt Nam, Grab có tính tới lỗ hay không? Theo ông Jerry Lim - đại diện cho Grab, việc đầu tư vào thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu thị trường hiểu nền tảng kinh doanh của Grab, để khách hàng hiểu và sử dụng các ứng dụng thông minh.

Vốn điều lệ của Grab là bao nhiêu tại Việt Nam? - đại diện Viện kiểm sát nêu. Ông Jerry Lim xác nhận vốn điều lệ của Grab là 20 tỷ đồng.

Giai đoạn năm 2014-2017, Grab báo lỗ hơn 1.700 tỷ đồng? Theo ông Jerry Lim, số liệu trên đã báo cáo Bộ Tài chính nên không cần xác nhận lại nữa. Grab cũng nói thêm, Grab sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam để thị trường hiểu được và khuyến khích thị trường sử dụng công nghệ./.