19/04/2024 lúc 12:38 (GMT+7)
Breaking News

Tình trạng "Xâm nhập mặn" Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao trong tháng 4

VNHN - Theo nhận định từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến nay, khả năng hạn hán xâm nhập mạn sẽ tăng cao trong tháng 4.

VNHN - Theo nhận định từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến nay, khả năng hạn hán xâm nhập mặn sẽ tăng cao trong tháng 4.

Đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dự báo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia công bố, từ đầu tháng 4 đến tháng 5/2020, dòng chảy tại các trạm thượng nguồn sông Mekong ở mức tương đương trung bình nhiều năm và thấp hơn năm 2016 từ 5-20%.

Từ đầu tháng 4 đến nay, khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì tình trạng không mưa, ngày nắng nhiều, trưa chiều độ ẩm giảm thấp, nhiệt độ tăng cao. Nắng nóng tiếp tục xảy ra nhiều nơi, trong đó ở khu vực Đông Nam Bộ nhiều nơi nhiệt độ 36-370C. Mực nước các trạm Chiang Saen (Thái Lan) đang lên và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1m, thấp hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 1m. Các trạm thượng lưu sông Mekong biến đổi chậm, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,4m. Các trạm trung và hạ lưu ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,6m.

Dự báo từ ngày 7 đến 10/4, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp xích đạo, có khả năng xuất hiện mưa rào và dông rải rác trên khu vực, trong cơn dông tiềm ẩn nguy cơ có lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mực nước thượng lưu sông Mekong có dao động nhỏ, trung hạ lưu lên chậm. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu tiếp tục tăng lên.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu đang lên theo triều, mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,04m (ngày 4/4), tại Châu Đốc 1,21m (ngày 4/4), cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,1m. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tuần tại các trạm phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn tuần trước (26-31/3), riêng một số điểm trạm ở Long An, Kiên Giang ở mức cao hơn. Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 90-125km.

Từ ngày 11-15/4, xâm nhập mặn duy trì ở mức cao trong 1, 2 ngày đầu, sau giảm dần. Trong đợt mặn cao điểm từ 8-13/4, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo các địa phương chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn hạn chế tưới nước trong sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn, để đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Xâm nhập mặn có xu hướng tăng cao

Xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao đến cuối tháng 3/2020. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, sau đó sẽ giảm dần.

Trước tình hình diễn biến của xâm nhập mặn ngày càng phức tạp và khó đoán, các địa phương trong vùng nên chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, đồng thời, triển khai giải pháp cấp bách, nhằm ổn định đời sống dân sinh./.

Nhóm từ thiện của Bà Mai Thị Hạnh – Phu nhân Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng 120 bồn chứa nước tại tỉnh Bến Tre.