29/03/2024 lúc 11:50 (GMT+7)
Breaking News

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra ở mức đáng báo động

VNHN - Tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đang ở mức báo động vì sự khan hiếm nước ngọt. Tính đến ngày 24/3, đã có 6 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Long An và Bạc Liêu công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Theo dự báo của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, trong tháng 3/2020 dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ bị sụt giảm và dự báo chế độ triều, hiện tượng xâm nhập mặn dự kiến vẫn sẽ tăng mạnh.

VNHN - Tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đang ở mức báo động vì sự khan hiếm nước ngọt. Tính đến ngày 24/3, đã có 6 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Long An và Bạc Liêu công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn.

Theo dự báo của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, trong tháng 3/2020 dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ bị sụt giảm và dự báo chế độ triều, hiện tượng xâm nhập mặn dự kiến vẫn sẽ tăng mạnh.

Tình trạng ruộng vườn nứt nẻ

Trong từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2020, xâm nhập mặn đã tăng cao với ranh mặn 4g/lít ở vùng 2 sông Vàm Cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây) từ 82-85 km, cao hơn năm 2016 từ 18-20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45-66km, cao hơn năm 2016 từ 6-17 km; vùng ven Biển Tây lớn nhất 48km, cao hơn năm 2016 là 6 km.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND  các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phòng, chống hạn mặn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Người dân khốn khổ vì hạn xâm nhập mặn

Dù các địa phương đã rút kinh nghiệm, các cơ quan chức năng đã có khuyến cáo từ những đợt trước đây, tuy nhiên người dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang bị đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, rơi vào tình cảnh khốn khổ. Những vườn cây sau nhiều ngày thiếu nước, bị nhiễm mặn rụng lá, chết dần. Nhiều cánh đồng lúa trở nên khô cằn, nứt nẻ, hoa kiểng, rau màu héo khô.

Do nước mặn xâm nhập ngày càng sâu, nên các xà lan đi lấy nước ngọt  di chuyển khó khăn và nằm ở nơi xa các hộ dân sinh sống. Vì vậy giá thành cũng theo đó tăng cao. Người dân ở nơi đây, mỗi ngày đều dậy từ rất sớm để chực chờ mua nước ngọt, được đựng sẵn trong từng can nhựa.

Người dân chờ đợi để lấy nước ngọt

Nhiều nhà nghiên cứu về môi trường cho rằng, thay vì tìm cách đối phó, Đồng bằng sông Cửu Long nên phân rõ những vùng bị xâm nhập mặn trong sản xuất, tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn. Để từ đó chủ động kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn, trong việc phòng chống xâm nhập mặn và hạn hán, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, đảm bảo đời sống an sinh xã hội./.