29/03/2024 lúc 14:40 (GMT+7)
Breaking News

Tìm hướng đi đúng đắn giúp phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi

VNHN - Ngày 6-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học (ATSH) và nuôi gia cầm bảo đảm tính bền vững. Đây được xem là một trong những giải giải pháp tối ưu để ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới.

VNHN - Ngày 6-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học (ATSH) và nuôi gia cầm bảo đảm tính bền vững. Đây được xem là một trong những giải giải pháp tối ưu để ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới.

Chăn nuôi trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN và PTNT), tính đến 2019, tổng đàn lợn của cả nước khoảng 22,2 triệu con, giảm 18,5%; tổng sản lượng thịt xuất chuồng 2,1 triệu tấn, giảm 6,5 % so với cùng kỳ 2018. Hình thức chăn nuôi lợn chủ yếu là theo nông hộ và trang trại. Trong đó, lợn nuôi chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Đối với gia cầm, tổng đàn khoảng 409 triệu con với sản lượng thịt 1,1 triệu tấn, sản lượng trứng 11,6 triệu quả, tăng trưởng 11,04%. Phương thức nuôi gồm thả rông, bán chăn thả, nuôi nhốt, nuôi vịt chạy đồng. Chăn nuôi lợn trong thời gian gần đây đối diện với thách thức lớn về tình hình dịch bệnh.

Cục trưởng Thú y Phạm Văn Đông cho biết: “Tình hình dịch bệnh trong thờ gian qua diễn biến phức tạp. Trong đó xuất hiện nhiều loại dịch bệnh như: dịch lở mồm long móng (LMLM), bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), bệnh tai xanh trên đàn lợn; dịch cúm gia cầm... Mỗi năm, các tỉnh bố trí kinh phí khoảng 110 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh”. Tính từ đầu tháng 2-2019 (khi Việt Nam xuất hiện ổ dịch đầu tiên) đến nay, bệnh DTLCP xảy ra tại hơn 7.000 xã thuộc hơn 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy hơn 4,7 triệu con, tổng trọng lượng 270 nghìn tấn, chiếm 7% trọng lượng thịt lợn của cả nước. Tình hình nuôi gia cầm cũng trong tình trạng tương tự.

Chăn nuôi lợn sẽ chuyển từ nhỏ lẻ sang trang trại và an toàn sinh học để phát triển bền vững.

Từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã xuất hiện 16 ổ dịch cúm gia cầm tại 13 tỉnh, thành phố làm 29.000 con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy. Nhiều địa phương, bệnh DTLCP, cúm gia gia cầm đã tác động lớn kinh tế, xã hội; khi xảy ra dịch bệnh, đời sống người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho rằng: “Ngành chăn nuôi lợn, gia cầm đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực giảm nghèo tại địa phương. Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh có quy mô đàn gia súc lớn, với khoảng 22.000 hộ chăn nuôi, có hơn 300 trạng trại, với tổng đàn lợn hơn 600.000 con và gần sáu triệu gia cầm các loại.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, bệnh lở mồm long móng vừa được khống chế, thì tiếp nối là bệnh DTLCP bùng phát. Đến nay đã có 43 xã của tám huyện, thành phố (trừ Bình Đại) có dịch, số lợn bệnh và buộc phải tiêu hủy khoảng 10.500 con. Mới đây, trong tỉnh xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 trên đàn gà, phải tiêu hủy hơn 1.000 con”. Chăn nuôi an toàn sinh học bảo đảm tính bền vững Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng nuôi ATSH sẽ là “vũ khí” tối ưu giúp ngành chăn nuôi lợn, gia cầm bảo đảm tính bền vững. Trong thời gian gần đây, nhiều mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, nuôi ATSH giúp ngăn chặn dịch bệnh.

Hội thảo phát triển chăn nuôi an toàn sinh học.

Phó Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho rằng: “Qua đánh giá quy trình và khảo sát ở các địa phương, nơi nào tăng cường tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình VietGAP thì nơi đó dịch bệnh được ngăn chặn. Thông qua việc áp dụng VietGAP, người chăn nuôi đã nâng cao kiến thức quản lý đàn vật nuôi, quản lý trang trại và biết cách phòng ngừa các nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm”.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có 282 trang trại lợn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng đàn 1,1 triệu con, chiếm 3,9% tổng đàn của cả nước. Đối với chăn nuôi gia cầm, hiện nay tổng số trang trại thực hiện quy trình VietGap giấy chứng nhận còn hiệu lực là 437 trang trại. Trong khuôn khổ dự án Lifsap đã chứng nhận được 11.048 hộ, 21 hợp tác xã và 140 tổ hợp tác ở 12 tỉnh, thành. Tổng sản lượng thịt ở tất cả các cơ sở thực hiện quy trình VietGAP là gần 17 nghìn tấn.

Theo báo cáo của Sở NN và PTNT các tỉnh, cho đến nay, cả nước có gần 30,5 nghìn cơ sở chăn nuôi gia cầm áp dụng phương pháp chăn nuôi ATSH, trong đó 2,5 nghìn trang trại và gần 28 nghìn nông hộ với tổng đàn gần 3,1 triệu con gia cầm các loại. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Hạ Thúy Hạnh cho biết: “Trong thời gian qua, việc chăn nuôi ATSH rất được chú trọng. Từ năm 2010, trung tâm xây dựng nhiều mô hình và được triển khai ở các địa phương đã giúp nâng cao nhận thức người chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học phòng chống dịch bệnh nhất là trong hoàn cảnh bệnh DTLCP lây lan, diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, sẽ tập trung truyền truyền, xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh, tập huấn nuôi ATSH trong chăn nuôi lợn, gia cầm nhằm ngăn chặn dịch bệnh, hướng đến phát triển bền vững”.

Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến

Thứ trưởng NN và PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, khi xảy ra DTLCP Bộ NN&PPTNT chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất để bù đắp thiếu hụt sản lượng thịt. Trong đó, chăn nuôi gia cầm sau tám tháng tăng 10%, đại gia súc tăng khoảng 3%. Phấn đấu từ đây tới cuối năm 11 đến 13% đối với gia cầm và 4% đối với sản lượng thịt. Khi xảy ra DTLCP thì sản lượng thịt đã giảm đi gần 7%. Chăn nuôi ATSH không phải bây giờ mới chú trọng mà trong nhiều năm qua đã tập trung.

Trong điều kiện bệnh DTLCP thì càng đặc biệt quan trọng. Đến bây giờ, chỉ có chăn nuôi ATSH mới bảo đảm được sản phẩm và phát triển bền vững. Đối với gia cầm cũng đang đối đầu với dịch cúm gia cầm nếu không bảo đảm ATSH không thể phát triển được. Nuôi ATSH đóng góp rất quan trọng vào tỷ trọng nói chung. Trong đó, có nhiều mô hình, cơ sở khoa học với quy trình, tiêu chuẩn cho ATSH đã thiết lập. Chắc chắn rằng chăn nuôi bảo đảm quy trình ATSH như doanh nghiệp, một số vùng chăn nuôi đã làm sẽ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tới.