25/04/2024 lúc 23:34 (GMT+7)
Breaking News

Tìm giải pháp phát triển sản xuất trên đất nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

VNHN - Ngày 9/ 7 tại Lâm Đồng, Bộ NN-PTNT, Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng  chủ trì Hội nghị “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân sản xuất trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp  vùng Tây Nguyên” .

VNHN - Ngày 9/ 7 tại Lâm Đồng, Bộ NN-PTNT, Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng  chủ trì Hội nghị “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân sản xuất trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp  vùng Tây Nguyên”.

Ông Cao Đức Phát - Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban kinh tế TW, phát biểu chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có ông Cao Đức Phát - Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban kinh tế TW, ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT, ông Trần Đức Quận – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

Tây Nguyên được coi là “Nóc nhà của Đông Dương”, có vị trí địa lý, chính trị hết sức quan trọng, là vùng đất có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên & Môi trường, khu vực Tây Nguyên có tổng diện tích 5.450.822 ha, chiếm tỷ lệ 16,5 % tổng diện tích đất tự nhiên trên cả nước. Trong đó đất nông nghiệp là 4.928.182ha. chiếm 90,4% tổng diện tích toàn vùng gồm: đất sản xuất nông nghiệp là 2.421.605 ha, chiếm 44,4%, đất lâm nghiệp 2.494.264ha, chiếm 45,8% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp 334,713ha, chiếm 6,1 %, đất chưa sử dụng 187.927 ha, chiếm 3,5%.

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật. Hành vi chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra, tình trạng tranh chấp về đất rừng kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. “Về công tác bảo vệ rừng trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, khu vực Tây Nguyên đã phát hiện hơn 4.800 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp”.

 Nguyên nhân khách quan là do sức ép về kinh tế, xã hội ngày càng tăng do dân số các vùng có rừng tăng nhanh. Đặc biệt, tình trạng dân di cư tự do dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác gây sức ép rất lớn đến rừng tự nhiên.

Trong những năm gần đây, với đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ dưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp dài ngày đã thu hút lao động, dân di cư đến Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển xã hội vùng Tây Nguyên. Mặt khác, dân số tăng nhanh, dân di cư tự do kéo theo nhu cầu đất sản xuất, đất ở ngày càng cao dẫn đến việc phá rừng lấy đất sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, là các hộ sản xuất nông nghiệp, di cư tự do kéo theo nhu cầu đất ngày càng cao, phá rừng, lấy đất không theo quy hoạch, không đúng mục đích sử dụng đất đến những hệ lụy cả về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính hội và môi trường. Hàng chục vạn người dân sinh sống, sản xuất lâm nghiệp không được thừa nhận về mặt pháp lý, không được thừa nhận về việc đăng ký hộ khẩu, đất ở, đất sản xuất, không được hưởng các chính sách của Nhà nước, đời sống thu nhập khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, trên địa bàn.

Quang cảnh Hội nghị

Về kiến nghị những giải pháp tại buổi tham luận, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Về độ che phủ rừng hiện tại tại tỉnh Lâm Đồng có độ che phủ trên 51%, đạt độ che phủ rừng đứng thứ 6 trên cả nước.

Cũng theo ông S, Tây Nguyên hiện có 253.000 ha diện tích quy hoạch lâm nghiệp nhưng đã bị người dân khai phá trồng cây nông nghiệp. Vấn đề này đã kéo dài hơn chục năm nay nếu không giải quyết các địa phương sẽ khó thực hiện độ che phủ rừng như kế hoạch đã đề ra.

 Ngoài ra, Tây Nguyên đang thực hiện rất tốt vấn đề trồng rừng thay thế nhưng chỉ áp dụng cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bộ NN-PTNT nên điều chỉnh cho phép các tỉnh được trồng rừng thay thế trên đất rừng sản xuất và đất lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, phát biểu tham luận tại Hội nghị

Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết, để bảo vệ rừng hiệu quả, nên giao một số diện tích rừng giáp biên giới cho lực lượng biên phòng. Cần tăng cường hơn nữa lực lượng chức năng của địa phương với các nước giáp ranh nhằm nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả.

 Bên cạnh đó, ông Tháp cũng cho rằng, cần có cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trong ngành lâm nghiệp, như phát triển cây dược liệu dưới tán rừng để người dân và cộng đồng thu nhập ổn định từ rừng. Trong đó, nghiên cứu hỗ trợ người dân tham gia khoanh nuôi tái sinh rừng với thu nhập tương đương với sản xuất lương thực (khoảng 5- 7 triệu đồng/ha).

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông  phát biểu tham luận tại Hội nghị

Đồng quan điểm với nội dung trên, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho hay; với mục tiêu, quan điểm sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp theo hướng bền vững trên cả 3 mặt; “ Kinh tế, xã hội và môi trường” tỉnh Đăk Nông ban hành những giải pháp nhằm xử lý những tồn tại như: thành lập Ban Chỉ đạo 336 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, theo đó nhằm chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, chính quyền các cấp nhằm thực hiện tốt những giải pháp như thu hồi đất để trồng rừng, trồng bổ sung cây lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, cây đặc sản, cây ăn quả có tán rộng trên đất lâm nghiệp, trong đó đặc biệt ưu tiên giải pháp trồng cây nông lâm kết hợp nhằm nâng cao độ che phủ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Qua đó kiến nghị với Bộ NN&PTNT công nhận những nhóm cây như Bơ, Mít, Sầu riêng, Măng cụt, Chôm chôm, Nhãn, Xoài là cây đa mục đích, vừa có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ đất, chống xóa mòn, và có khả năng bảo vệ môi trường. Đồng thời kến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định đặc thù phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn Tây Nguyên, nhằm đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm đất rừng từ các nông lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Bên cạnh đó tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét hộ trợ kinh phí cho các lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp quản lý bảo vệ nhưng không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014 của Chính phủ.

Trước thực trạng trên, Ban Kinh tế Trung ương đã ban hành Kế hoạch, phối hợp với các Bộ ngành, 5 tỉnh Tây Nguyên “Nghiên cứu, đánh giá nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên và kiến nghị những giải pháp, báo các Bộ chính trị, Ban Bí thư. Qua tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát tại 5 tỉnh Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương xin báo cáo một số nội dung nhằm đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng phá rừng, nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên và kiến nghị giải pháp, nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân./.