19/04/2024 lúc 13:30 (GMT+7)
Breaking News

Tiết lộ sốc: Sao Mộc chứa nhiều nước hơn cả trái đất

VNHNO- Cuộc tìm kiếm nước- nguồn gốc của sự sống bên ngoài trái đất tiếp tục có những bước tiến đáng kể khi mới đây, các nhà thiên văn học Mỹ tiết lộ những dữ liệu gây bất ngờ về Sao Mộc.

VNHNO- Cuộc tìm kiếm nước- nguồn gốc của sự sống bên ngoài trái đất tiếp tục có những bước tiến đáng kể khi mới đây, các nhà thiên văn học Mỹ tiết lộ những dữ liệu gây bất ngờ về Sao Mộc.

Vào ngày 7 tháng 12 năm 1995, tàu thăm dò Galileo của NASA sau khi lao vào bầu khí quyển của Sao Mộc với tốc độ 106.000 dặm/giờ đã chuyển 58 phút dữ liệu về Trái Đất trước khi bị nghiền nát. Đó là chuyến thăm dò lịch sử đáp ứng được kỳ vọng khi đã giải mã được nhiều bí ẩn của Sao Mộc. Các nhà khoa học khi đó cũng đã dự đoán rằng, với việc 79 vệ tinh của Sao Mộc là băng đá, thì hành tinh khí khổng lồ này có khả năng rất cao là chứa nước.

Gần một phần tư thế kỷ sau, các chuyên gia vẫn đang tranh luận về lượng nước có thể chứa trong bầu khí của sao Mộc. Nghiên cứu gần đây của một nhóm các nhà khoa học quốc gia bao gồm cả nhà vật lý thiên văn người Mỹ Máté Ádámkovics cho thấy câu trả lời là: Sao Mộc chứa rất rất nhiều nước.

Sao Mộc – hành tinh khí lớn đến mức gần như một ngôi sao. Ảnh: Scitechdaily

“Bằng cách xây dựng và phân tích dữ liệu thu được bằng kính thiên văn trên mặt đất, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện các dấu hiệu hóa học của nước sâu bên dưới bề mặt các đốm đỏ lớn của Sao Mộc” ông Ádámkovics, Giáo sư khoa vật lý và thiên văn học thuộc trường Đại học California cho biết. Ông nói thêm: Mặc dù 99% bầu khí quyển của Sao Mộc gồm có Hydro và Heli, nhưng hành tinh khổng lồ này chứa rất nhiều nước, gấp nhiều lần lượng nước chúng ta có trên Trái Đất”.

Nghiên cứu của Ádámkovics gần đây đã được đăng trên Tạp chí Astronomical, một trong những tạp chí hàng đầu thế giới về thiên văn học với tiêu đề: “Thành phần khí và cấu trúc đám mây sâu trên các Đốm đỏ lớn của sao Mộc”.

Đốm đỏ lớn là một khái niệm nổi tiếng chỉ cơn bão xoáy nghịch trên bề mặt Mộc tinh, có thể quan sát từ trái đất. Phương pháp của nhóm nghiên cứu là sử dụng  sử dụng dữ liệu bức xạ được thu thập từ hai kính viễn vọng hồng ngoại của NASA là iSHELL và Keck 2. Cả hai đều nằm trên đỉnh núi Maunakea ở Hawaii. Dữ liệu cho biết về cấu trúc ba tầng mây ở Đốm đỏ lớn, trong đó tầng mây sâu nhất chứa nước.

Như vậy Sao Mộc là vật thể thứ ba được chứng minh rằng có nước sau vệ tinh Europa (của chính Sao Mộc) và vệ tinh Titan (Sao Thổ). Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng khả năng rất cao đây là nước lỏng và không ngoại trừ sẽ có sự sống đơn bào. Hiện nay Tàu vũ trụ Juno của NASA đã tiến đến gần Sao Mộc kể từ khi được phóng đi năm 2016 và hứa hẹn sẽ mang lại thêm nhiều dữ liệu xác thực và bất ngờ về Hành tinh bí ẩn này.

 

 

Theo  Theo Scitechdaily