16/04/2024 lúc 16:17 (GMT+7)
Breaking News

Thương hiệu lụa Việt Nam được đánh giá cao tại thế giới

VNHN - Lụa Việt Nam có nền tảng tốt bậc nhất Đông Nam Á là nhận định của ông Fei Jianming, Tổng thư kí Hiệp hội Tơ lụa Thế giới về lụa Việt Nam nói chung và tơ lụa Bảo Lộc nói riêng.

VNHN - Lụa Việt Nam có nền tảng tốt bậc nhất Đông Nam Á là nhận định của ông Fei Jianming, Tổng thư kí Hiệp hội Tơ lụa Thế giới về lụa Việt Nam nói chung và tơ lụa Bảo Lộc nói riêng.

"Ngành tơ lụa là ngành kết hợp nông – công nghiệp một cách nhuần nhuyễn, tạo ra nhiều lao động và lợi nhuận nên nhiều quốc gia vốn đã không phát triển tơ lụa đã quay trở lại đầu tư cho ngành này", ông Fei Jianming, Tổng thư kí Hiệp hội Tơ lụa Thế giới, cho biết như thế khi chúng tôi trao đổi với ông về đường hướng để lụa Việt Nam nói chung và lụa Bảo Lộc nói riêng có thể có tiếng nói ở các thị trường danh tiếng như Pháp, Nhật, Ý, Anh. 

Ông nói tiếp, trong số các quốc gia Đông Nam Á, ngành tơ lụa Việt Nam có nền tảng tốt nhất với những làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Việt Nam xuất khẩu nhiều sợi se hơn Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời xuất nhiều tơ sống hơn Campuchia và Thái Lan. Nhưng để có tiếng nói, thì vùng lụa Bảo Lộc đang là vùng lụa trọng điểm của Việt Nam phải bước thêm một bước mới hơn so với những năm vừa qua. Nếu những năm qua sản xuất sợi là chính thì bây giờ là lúc bắt tay sản xuất lụa. Một sản phẩm lụa hoàn chỉnh mới có thể định danh đường một vùng đất, một thương hiệu.

Còn chỉ với sợi tơ thô bán đi, mãi mãi ngành tơ lụa Bảo Lộc chỉ dừng lại ở mức gia công với giá trị lợi nhuận ở mức thấp so với lợi nhuận thật sự của ngành lụa. Theo ông Fei Jianming, Uzbekistan, Bulgaria và Hy Lạp đều thể hiện mong muốn khôi phục lại thời hoàng kim của ngành tơ lụa nước mình. Uzbekistan hợp tác với Trung Quốc xây dựng đồng dâu trị giá 20 nghìn USD.

Những hệ thống máy ươm tơ công suất lớn đòi hỏi khâu nhập kén đã qua tuyển lựa phải liên tục, không ngơi nghỉ. 

Năm 2017, Hy Lạp lần đầu tiên cử đại biểu dự hội thảo "Một vành đai, Một con đường cho Tơ lụa thế giới" tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc), đồng thời cũng phát biểu mang tính tuyên bố: "Văn hoá Tơ lụa Hy Lạp – Triển vọng hội nhập quốc tế". Nói sâu hơn về lý do phải phát triển, tăng sản lượng sản phẩm lụa, ông Fei Jianming đưa ra ví dụ rằng sợi se tơ tằmThái Lan không có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu so với Việt Nam mà cụ thể là Bảo Lộc. Lụa Thái Lan cũng không không có chỗ đứng trong nền kinh tế nước này.

Tuy vậy, lụa Thái vẫn được xem là di sản và tồn tại mạnh mẽ. Công ty Thai Silk đã tạo ra thương hiệu Jim Thompson nổi tiếng thế giới để bảo tồn và phát triển lụa truyền thống của Thái Lan. Chính lụa của thương hiệu này đã tạo tiếng nói cho ngành dệt lụa tơ tằm Thái Lan. "Brazil là nước có tiếng nói trọng lượng trong ngành tơ lụa thế giới nhờ vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất lụa dù mỗi năm chỉ sản xuất 400 tấn tơ sống (thấp hơn ½ sản lượng tơ Bảo Lộc).

Để giữ vị trí tốt như vậy, Brazil sản xuất tơ chất lượng cao cho ngành lụa trong nước và đi mua tơ khắp thế giới trong đó có Bảo Lộc để sản xuất lụa nội tiêu hoặc xuất khẩu. Tôi nhìn nhận rằng các bạn có truyền thống dệt lụa lâu đời, vùng nguyên liệu mênh mông, lượng tơ tằm chất lượng cao hiếm người có thì nên gìn giữ để sản xuất lụa. Đó mới là con đường để đến con đường tơ lụa thế giới. Tôi hiểu ngành lụa các bạn trải qua những khủng hoảng đáng kể nhưng giai đoạn cầm cự theo quan sát của tôi đã qua rồi. Cần một sự đầu tư tốt hơn để tơ thành lụa ngay trong nước", ông Fei Jianming so sánh và khẳng định Bảo Lộc cần nhìn Brazil như một bài học gần gũi và nhiều nét tương đồng.