29/03/2024 lúc 21:01 (GMT+7)
Breaking News

Thực tiễn chính sách về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Do vậy, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người là chính sách nhất quán của Việt Nam, là hạt nhân để đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước bền vững.

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Do vậy, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người là chính sách nhất quán của Việt Nam, là hạt nhân để đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước bền vững.

Chính sách của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã có một bước chuyển mình đầy mạnh mẽ trong việc mở rộng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụm từ “quyền công dân” được thay thế bằng cụm từ “quyền con người”. Khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên thiêng liêng, Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết đảm bảo theo công ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Mục sư Y Nhiam Nie Trei chia sẻ về sự phát triển của giáo hội.

Bên cạnh đó Việt Nam cũng từng bước nhìn nhận giá trị đạo đức, văn hóa tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Quan điểm trên đã được thể hiện xuyên suốt 30 năm kể từ công cuộc đổi mới đất nước trong đó được ghi dấu bằng việc Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 về “tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nghị quyết số 25-NQ/2003/TW, ngày 12/03/2003 về công tác tôn giáo tiếp tục được nâng cao, hoàn thiện các quan điểm về tôn giáo và công tác tôn giáo của nghị quyết số 24: khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc (không chỉ còn lực lượng cách mạng đơn thuần mà còn là khối quần chúng không thể thiếu, không tách rời của dân tộc Việt Nam); giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và nhân dân.

Thực tiễn chính sách về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Từ năm 1990 đến nay Nhà nước tiếp tục công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức tôn giáo, nâng tổng số lên 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận là thực hiện đường hướng lãnh đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và gắn bó với dân tộc. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo hướng dẫn tín đồ tu tập và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo tổ chức thành công các Đại hội nhiệm kỳ và lựa chọn nhân sự lãnh đạo giáo hội, tổ chức các hoạt động tôn giáo và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Tính đến tháng 11/2019, cả nước có trên 57.000 chức sắc. trên 147.000 chức việc, đáp ứng ngày một tốt nhu cầu tôn giáo của các tín đồ.

Chi hội tin lành Ea Phê là điển hình đại diện cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk là xã điển hình đại diện cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Ghé thăm chi hội tin lành Ea Phê, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk mới thấy được Đảng và nhà nước luôn hỗ trợ hết mức cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.  Mục sư Y Nhiam Nie Trei tại chi hội tin lành Ea Phê cho biết chi hội được thành lập với rất nhiều khó khăn tuy nhiên được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước mà chi hội đã từng bước phát triển và hiện nay các tín đồ trong chi hội cũng có được cuộc sống ổn định so với trước đây. Bên cạnh đó chi hội cùng các tín đồ của hệ phái khác có mối quan hệ đoàn kết, luôn giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Qua đó cho ta biết Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và các tổ chức tôn giáo xây dựng Hiến chương gắn bó cùng các dân tộc, tín đồ trong việc gắn bó, đồng hành cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.