25/04/2024 lúc 20:38 (GMT+7)
Breaking News

Thúc đẩy đảm bảo quyền con người của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có 54 dân tộc cùng sinh sống trải dài trong toàn bộ lãnh thổ. Trong đó có 53 dân tộc là dân tộc thiểu số (DTTS), đồng bào các DTTS thường tập trung sinh sống tại các vùng núi, ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc. Thúc đẩy đảm bảo quyền và lợi ích của DTTS là một trong những ưu tiên quan trọng  trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh – quốc phòng.

Ngày 19-20/11/2020 tại tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra Hội nghị tập huấn “Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về Quyền con người”, lãnh đạo các cơ quan nhà nước, phóng viên của các cơ quan báo chí đã được đi thực tế tại các vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, còn thăm hỏi, động viên đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu biết hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về quyền con người.

Tại Việt Nam, có 54 dân tộc cùng sinh sống trải dài trong toàn bộ lãnh thổ. Trong đó có 53 dân tộc là dân tộc thiểu số (DTTS), đồng bào các DTTS thường tập trung sinh sống tại các vùng núi, ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc. Thúc đẩy đảm bảo quyền và lợi ích của DTTS là một trong những ưu tiên quan trọng  trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh – quốc phòng.

Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc.

Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các DTTS
Trải qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội nhằm bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào DTTS trên mọi mặt của đời sống trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào DTTS, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp, chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Nước ta luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để đưa các đồng bào DTTS cùng phát triển, đảm bảo về quyền con người của DTTS.

Phóng viên cùng đoàn công tác tham quan cơ sở tôn giáo trong sự chào đón nồng hậu của người đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk.

Ưu tiên đảm bảo quyền của các DTTS
Với đặc điểm của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam có những nét riêng biệt. Thứ nhất, là thiểu số về ngôn ngữ, điều này là một trở ngại trong việc bình đẳng khi tham gia các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật; Thứ hai, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, điều này thể hiện sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam; Thứ ba, là nhóm dân tộc chậm phát triển hay lạc hậu do địa bàn sinh sống của họ tập trung chủ yếu ở các vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn có địa hình hiểm trở.
Cũng chính vì những lý do trên các thế lực thù địch thường lợi dụng, xuyên tạc và chống phá làm mất tình đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của các đồng bào DTTS nạn mua bán người vẫn còn diễn ra đặc biệt là các vùng núi biên giới. Tuy nhiên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các DTTS vẫn được đảm bảo mọi quyền và lợi ích hợp pháp, được đối xử bình đẳng trước các tòa án và các cơ quan tài phán khác, quyền về chính trị được tham gia các cuộc bầu cử, ứng cử. Đặc biệt đồng bào các DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội được Nhà nước quy định rõ. Ngoài ra trong quyền kết hôn, bình đẳng trong hôn nhân Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực DTTS. Mặt khác, để tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS. Cùng với đó đồng bào các DTTS còn được đảm bảo quyền thừa kế, tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền có việc làm, nhà ở và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk ngày càng cải thiện.

Tại Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk với dân số hơn 1,8 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Là một vùng đất nông nghiệp đời sống các đồng bào ở đây còn gặp nhiều khó khăn, nhờ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng đời sống của các đồng bào DTTS được quan tâm sâu sắc về mặt vật chất và tinh thần. Trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Nhà nước đảm bảo nguồn nước phục vụ cho vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế tại các huyện vùng sâu vùng xa như huyện Krông Pắc, M'Đrắk, Krông Bông…

Chất lượng công tác giáo dục dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao.

Đồng thời tuyên truyền cho đồng bào các DTTS tại Đắk Lắk nắm rõ các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo nhân quyền để đồng bào DTTS cảnh giác trước mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần./.