20/04/2024 lúc 11:03 (GMT+7)
Breaking News

Thông tư mới gỡ khó cho Doanh nghiệp

VNHN - Vừa qua, Chính phủ ban đã hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại, trong đó đề cập đến việc giữ bí mật trong hòa giải đã phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này.

VNHN - Vừa qua, Chính phủ ban đã hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại, trong đó đề cập đến việc giữ bí mật trong hòa giải đã phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này.

BÍ MẬT - RẢO CẢN CỦA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Phương thức hòa giải thương mại từ lâu đã trở thành phương án giải quyết tranh chấp phổ biến bởi thủ tục linh hoạt, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các bên. Trên tiêu chí hợp tác, các bên cũng sẽ đạt được thỏa thuận nhanh chóng hơn.

Tuy có những ưu điểm như vậy, nhưng có thể thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá e dè với hình thức giải quyết tranh chấp này. Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ việc giữ bí mật tài liệu, thông tin khi hòa giải thương mại. Đây là rào cản lớn trong việc phát triển hình thức hòa giải thương mại tại Việt Nam.

Phải thừa nhận rằng phương thức hòa giải có được thành công hay không vẫn phụ thuộc nhiều và việc các thông tin, tài liệu cung cấp cho hòa giải viên trong quá trình tố tụng được bảo mật tuyệt đối. Nhất là với các thông tin đặc biệt quan trọng, có tính bảo mật cao. Những thông tin này có thể khiến các bên tham gia hòa giải e dè khi cung cấp.

Khi các bên tỏ ra “kiệm lời” hơn, với sự lo lắng về tính bí mật thông tin thì việc hòa giải sẽ khó thành công. Mà việc hòa giải không thành, các bên sẽ sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết các tranh chấp. Khi đó, những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ có thể trở thành bằng chứng để chống lại một trong các bên. Chưa kể, các thông tin mà hòa giải viên nắm được có thể sẽ là bằng chứng bất lợi cho các doanh nghiệp sau khi tham gia tố tụng trọng tài hoặc tố tụng tòa án.

Sau khi Luật Tố tụng Dân sự 2015 ra đời, có dành một chương (chương 23) để quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Theo đó kết quả hòa giải được tòa xem xét và công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của tòa sẽ có hiệu lực thi hành như một bản án của tòa. Những quy định này sẽ làm tăng hiệu quả của phương thức hòa giải. Tuy nhiên, Bộ luật này lại không đề cập đến việc bảo đảm tính bí mật trong phương thức hòa giải thương mại. Việc hòa giải viên có được tham gia tố tụng tại Tòa, hoặc Tòa có được triệu tập hòa giải viên với tư cách người tham gia tố tụng cũng không được nhắc đến. Chưa kể đến việc nếu các bên có cam kết với Hòa giải viên về việc bảo mật thông tin, tài liệu thì cũng chưa có cơ sở pháp lý nào cấm Hòa giải viên vi phạm những cam kết đó.

Trong Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 có quy định việc Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, các tài liệu, thông tin mà các bên đưa ra cho Hòa giải viên không nằm trong diện bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh nhưng vẫn được các bên coi trọng tính bảo mật. Chưa kể, nếu việc tranh chấp được giải quyết bằng phương thức hòa giải, liệu những tài liệu, thông tin được cung cấp có thể gây khó cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sau này.

NGHỊ ĐỊNH “GỠ KHÓ” CHO DOANH NGHIỆP

Với mục tiêu khuyến khích sự phát triển của phương thức hòa giải nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án, việc luật hóa việc các bên tham gia hòa giải có nghĩa vụ từ chối tham gia với tư cách người làm chứng trong quá trình tố tụng Tòa án. Là quan trọng. Những thông tin tài liệu do các bên đưa ra trong quá trình hòa giải phải được đảm bảo bí mật và không thể trở thành chứng cứ nhằm chống lại một bên trong tố tụng tại Tòa án hay trọng tài.

Mặc dù không được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, nhưng vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định đề cập đến vấn đề trên. Cụ thể ngày 24/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại. Nghị định trên đảm bảo việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại phải đảm bảo nguyên tắc các bên tranh chấp tham gia phải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Đặc biệt hơn, việc giữ bí mật trong trường hợp hòa giải phải được các bên và Hòa giải viên thực hiện. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 4 quy định rõ: “Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.”. Liên quan đến Hòa giải viên, Nghị định cũng quy định: “Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;”

Quy định mới này đã gỡ khó cho các doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức hòa giải thương mại khi xảy ra tranh chấp. Vì khi được luật hóa việc bảo mật thông tin, các doanh nghiệp có thể an tâm chọn phương thức giải quyết tranh chấp với thủ tục linh hoạt, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các bên.

Trao đổi về Nghị định mới, Luật sư Nguyễn Ngọc Hoàng (Giám đốc Văn phòng Luật sư V.I.P) cho rằng: “Luật hóa việc bí mật thông tin đã gỡ khó cho các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa chọn phương thức hòa giải thương mại khi xảy ra tranh chấp. Bí mật thông tin không chỉ là việc quan trọng nếu chẳng may nó biến thành chứng cứ tại Tòa, trọng tài khi hòa giải thương mại không đạt được kết quả. Đó còn là trách nhiệm, uy tín của công ty trong việc kinh doanh, đặc biệt là với các thông tin, tài liệu liên quan đến khách hàng.”