19/04/2024 lúc 16:25 (GMT+7)
Breaking News

Thông điệp Chính phủ và kỳ vọng của doanh nghiệp

VNHN0 - Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2018 của Chính phủ xác định mục tiêu các bộ phải cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh. Ở đây yêu cầu của Chính phủ "cắt, giảm, đơn giản hóa" có thể được hiểu là bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh.

VNHN0 - Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2018 của Chính phủ xác định mục tiêu các bộ phải cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh. Ở đây yêu cầu của Chính phủ "cắt, giảm, đơn giản hóa" có thể được hiểu là bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh.

Thông điệp Chính phủ và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tại nhiều diễn đàn kinh tế gần đây, vấn đề cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh liên tục được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở tới các bộ. Thông điệp của Thủ tướng là các bộ, ngành không ôm giữ những điều kiện không cần thiết để giải phóng sức sản xuất.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng. Một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã cung cấp cái nhìn tổng thể về kỳ vọng đó, bởi họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các điều kiện...

Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, các phương án cắt giảm, đơn giản hóa cần đáp ứng được những yêu cầu cụ thể; cần được xem xét, đánh giá theo Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2014, tức là chúng chỉ nhằm bảo đảm các lợi ích công cộng. Bên cạnh đó, việc cắt giảm và đơn giản hóa cũng cần mang tính nhất quán. Theo đó, những điều kiện kinh doanh có tính chất tương tự đã được xem xét bãi bỏ ở ngành nghề kinh doanh này thì cũng cần được kiến nghị bãi bỏ ở ngành, nghề kinh doanh khác.

Mặt khác, những phương thức thay thế và chuyển hóa điều kiện kinh doanh thành hình thức quản lý khác cần tránh trở thành "biến tướng" của điều kiện kinh doanh. Về mặt hình thức là bỏ nhưng thực chất doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các quy định như một dạng điều kiện.

Thêm nữa, điều kiện đầu tư, kinh doanh cần được rà soát một cách toàn diện, không chỉ giới hạn ở cấp Nghị định mà nên mở rộng ở cấp Luật do nếu chỉ dừng ở Nghị định sẽ khó giải quyết những bất cập cố hữu, bởi Nghị định không thể quy định trái luật. Cũng không chỉ dừng ở việc đánh giá tính hợp lý của điều kiện đầu tư, kinh doanh mà cần đánh giá cả ngành nghề kinh doanh chứa điều kiện đó…/.

Theo Congthuong.vn