28/03/2024 lúc 23:51 (GMT+7)
Breaking News

Thêm xác nhận về sự tồn tại của chip 'hạt gạo' trong máy chủ SuperMicro

VNHNO - Một chuyên gia bảo mật làm việc cho công ty viễn thông Hoa Kỳ đã lên tiếng xác nhận việc tồn tại con chip “đầu bút chì” (hay còn gọi là chip "hạt gạo") nằm trong máy chủ của hãng Super Micro cung cấp cho công ty này.

VNHNO - Một chuyên gia bảo mật làm việc cho công ty viễn thông Hoa Kỳ đã lên tiếng xác nhận việc tồn tại con chip “đầu bút chì” (hay còn gọi là chip "hạt gạo") nằm trong máy chủ của hãng Super Micro cung cấp cho công ty này.

Yossi Appleboum là một chuyên gia bảo mật hiện đang làm giám đốc điều hành một công ty bảo mật tại thành phố Gaithersburg thuộc quận Montgomery, tiểu bang Maryland Hoa Kỳ. Công ty của Appleboum thường được thuê để quét các trung tâm dữ liệu lớn tại các hãng viễn thông Hoa Kỳ nhằm đánh giá về bảo mật phần cứng.

Thêm một xác nhận đáng tin cậy về sự tồn tại của chip"hạt gạo" trong hệ thống máy chủ SuperMicro

Ông cho biết trong tháng 8 vừa qua, một công ty viễn thông lớn của Mỹ đã phát hiện dữ liệu mờ ám từ máy chủ SuperMicro. Chính ông là người đã tiến hành “mổ xẻ” máy chủ và phát hiện một bộ phận cấy ghép được “đính” vào đầu nối Ethernet của máy chủ. Đây chính là cổng để kết nối với hệ thống mạng nội bộ.

Ngay lập tức công ty viễn thông này chấm dứt sử dụng toàn bộ máy chủ của SuperMicro. Trong quá trình kiểm tra, chuyên gia bảo mật này đã xác định thiết bị máy chủ này được gia công tại một nhà máy của nhà thầu phụ của SuperMicro tại Quảng Châu thuộc đông nam Trung Quốc, nơi được mệnh danh là "Thung lũng Silicon về phần cứng".

Điều đáng lưu ý mà chuyên gia bảo mật Appleboum cho biết là ngoài SuperMicro thì nhiều máy chủ khác cũng phát hiện loại chip theo dõi này.

Dù chỉ bé như hạt gạo hay đầu bút chì, chip siêu nhỏ này lại hoạt động như một máy tính mini

Theo đó, một dấu hiệu quan trọng của bộ chip “hạt gạo” này là bộ nối Ethernet có mặt kim loại thay vì các mặt nhựa thông thường. Kim loại là chất liệu cần thiết để khuếch tán nhiệt từ chip ẩn bên trong, giúp chip này hoạt động như một máy tính mini. Từ đó những chiếc máy tính mini bí mật này hoạt động trong hệ thống mạng các công ty lớn, có thể truy xuất dữ liệu và dễ dàng qua mặt được các bộ lọc, tường lửa do bản thân máy chủ có thiết bị bị cấy ghép được các bộ lọc này đánh giá là tin cậy.

Nhiều chuyên gia tình báo cho biết mạng viễn thông của Hoa Kỳ là một trong những mục tiêu quan trọng của các cơ quan tình báo nước ngoài. Bởi dữ liệu từ hàng triệu điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác đi qua hệ thống của mạng lưới viễn thông. Phần cứng cấy ghép như đề cập ở trên là một công cụ quan trọng được sử dụng để tạo ra những “cổng hậu” giúp truy xuất từ xa vào các mạng này, từ đó có thể thực hiện giám sát và “săn tìm” tài sản trí tuệ của công ty hoặc bí mật của chính phủ./.