25/04/2024 lúc 04:59 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hóa: Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản ven sông, sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mục đích nhằm xả thải?

VNHN - Sau sự việc hàng chục tấn cá lồng của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước chết bất thường tại dòng sông Mã, nguyên nhân đã nhanh chóng được xác định là do việc xả thải trực tiếp ra môi trường của các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước. Xoay quanh sự việc này, một câu hỏi lớn cũng đang được đặt ra là: Trên địa bản tỉnh Thanh Hóa hiện có hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản lâm sản được xây dựng nằm ven các dòng sông, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên ha

VNHN- Sau sự việc hàng chục tấn cá lồng của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước chết bất thường tại dòng sông Mã, nguyên nhân đã nhanh chóng được xác định là do việc xả thải trực tiếp ra môi trường của các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước. Xoay quanh sự việc này, một câu hỏi lớn cũng đang được đặt ra là: Trên địa bản tỉnh Thanh Hóa hiện có hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản lâm sản được xây dựng nằm ven các dòng sông, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mục đích nhằm xả thải chưa qua xử lý ra môi trường?

Hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản được xây dựng ven các dòng sông tại Thanh Hóa.

Trong thời gian gần đây dư luận và những hộ dân nuôi cá lồng trên hai dòng sông lớn là sông Chu và sông Mã thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, không khỏi xót xa trước việc hàng chục tấn cá của họ bỗng dưng chết bất thường. Bao vốn liếng, công sức chỉ trong chốc lát đã tan biến cùng bọt nước. Sự việc trên khiến cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã phải nhanh chóng vào cuộc làm rõ. Kết quả cho thấy nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trên dòng sông Mã đoạn qua địa bàn huyện Bá Thước vào những ngày đầu tháng 4 năm 2020 là do việc xả thải trực tiếp của một số cơ sở sản xuất lâm sản chưa qua xử lý ra dòng sông này. Thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày 5/4/2020, UBND tỉnh này  đã ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất bột giấy và giấy vàng mã của các cơ sở có liên quan đến sự việc nói trên, bao gồm: Công ty TNHH Tân Thái Thanh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đồng Tâm, HTX Sông Mã và hộ gia đình bà Phạm Thị Loan.

Trước đó trong ngày 16/3/2020, hơn 5 tấn cá trắm, nuôi tại các lồng trên dòng sông Chu của các hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân cũng đã đột nhiên bị chết. Gần một tháng đã trôi qua, nguyên nhân vẫn chưa được xác định và mọi nghi vấn vẫn đang được người dân hướng tới là việc xả thải của các cơ sở sản xuất ven sông, trong đó có cơ sở sản xuất, chế biến giấy. Bên cạnh những vụ việc vừa mới xảy ra như đã đề cập, trong những năm gần đây, tình trạng cá chết trên các dòng sông mà nguyên nhân có liên quan đến việc xả thải của các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản cũng đã từng nhiều lần xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hơn chục tấn cá chết trên dòng sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước, nguyên nhân do các cơ sở chế biến, sản xuất lâm sản xả thải.

Các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản xây dựng ven sông tại Thanh Hóa, sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mục đích nhằm xả thải?

Một thực tế cho thấy, hiện các con sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dòng chảy đi qua địa phận các huyện miền núi như: sông Chu, sông Mã, sông Lò, sông Luồng, sông Âm.. có hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản được xây dựng nằm ven các dòng sông này. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao ven các dòng sông này lại có nhiều đến thế các cơ sở sản xuất, chế biến nói trên được mọc lên, mà lại không phải là các cơ sở sản xuất, chế biến các mặt hàng khác? Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mục đích hướng tới là việc xả thải chưa qua xử lý ra các dòng sông (?). Thực tế cho thấy tại những địa chỉ này, trong quá trình sản xuất, chế biến, đã phải dùng tới một lượng hóa chất không nhỏ để ngâm, ủ, tẩy rửa các sản phẩm và nguyên liệu. Trong khi đó việc đầu tư công  nghệ xử lý môi trường, đặc biệt là nước thải, đáp ứng theo đúng quy chuẩn  nhà nước quy định là một việc làm hết sức khó khăn. Bởi đòi hỏi đầu tư một nguồn kinh phí không hề nhỏ, trong khi lợi nhuận đem lại lại không lớn, do vậy không được quan tâm đầu tư đúng mức, dễ dẫn đến việc xả thải trực tiếp ra môi trường.

Cần phải siết chặt và tăng cường hơn nữa  các hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản ven sông.  

Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng  trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã nhiều lần tiến hành việc thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với không ít các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vi phạm việc xả thải khi chưa qua xử lý ra môi trường như: Xử phạt Công ty Nam Cảnh 60 triệu đồng; Công ty sản xuất Thương mại Vận tải Tuấn Vinh 160 triệu đồng..Tuy nhiên mọi việc vẫn như muối bỏ bể, tình trạng vi phạm nói trên không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại các dòng sông và gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm tái diễn và ngày càng gia tăng là do công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các địa bàn có các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản nói trên còn lỏng lẻo, yếu kém. Không thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát và phát hiện vi phạm, cũng như chưa ngăn chặn kịp thời. Thậm chí không tiến hành việc đình chỉ khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở các huyện, nơi có hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản ven các dòng sông nói trên, cần tăng cường và siết chặt hơn nữa các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Thông qua việc thường xuyên kiểm tra, giám sát và quyết liệt, cương quyết trong  xử lý các vi phạm.

Văn bản đình chỉ hoạt động 04 cơ sở xả thải gây ô nhiễm nước sông Mã của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành ngày 5/4/2020

Đồng hành với doanh nghiệp là một chủ trương đúng đắn, song chỉ nên đồng hành đối với những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và biết hướng tới lợi ích cộng đồng. Còn đối với những doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc những vấn đề trên và vì lợi ích của chính mình mà vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng thì cần phải cương quyết xử lý. Đồng hành với những doanh nghiệp này thì chẳng khác nào là đang dung túng cho những sai phạm.

Trở lại câu chuyện về việc UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất của 04 cơ sở liên quan tới việc xả thải làm hơn 10 tấn cá chết trên sông Mã tại địa bàn huyện Bá Thước trong những ngày đầu tháng 4 này. Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện Quan Hóa, Bá Thước chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đã không kịp thời kiểm tra, giám sát, ngăn chặn dẫn tới việc các cơ sở sản xuất bột giấy và giấy vàng mã xả nước thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường nước sông Mã.