26/04/2024 lúc 03:46 (GMT+7)
Breaking News

Thái Bình: Kinh tế duy trì tăng trưởng khá trong năm 2020

Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng dự kiến của cả nước. Có được kết quả đó là do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phòng, chống dịch bệnh đồng thời phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng dự kiến của cả nước. Có được kết quả đó là do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phòng, chống dịch bệnh đồng thời phát triển kinh tế - xã hội.

Đó là một trong những nội dung được UBND tỉnh Thái Bình thông tin tại buổi họp báo sáng nay ngày 22/1.

Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020; mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2021; công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Tân Sửu và một số hoạt động lớn của tỉnh Thái Bình đầu năm 2020

Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao

Theo báo cáo, năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh ước đạt 53.523 tỷ đồng, tăng 3,23% so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 154.251 tỷ đồng, tăng 1,8%. Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm thực hiện 19.336,6 tỷ đồng, đạt 120% dự toán năm, bằng 101,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện 16.906,1 tỷ đồng, đạt 126% dự toán năm, bằng 103,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đến nay, toàn tỉnh có 06 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu đã được đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, 03 khu còn lại đang triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung; 44/49 cụm công nghiệp được thành lập, trong đó 41 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết. Chấp thuận cho 18 nhà đầu tư về chủ trương tài trợ sản phẩm quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho 26 khu chức năng trong Khu kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp cơ bản ổn định; toàn tỉnh hiện có 208/293 dự án tại Khu kinh tế và các khu công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Toàn tỉnh hiện có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Thái Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỉnh đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Những kết quả đạt được nêu trên thể hiện rõ sự quyết tâm chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp; sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, là kết quả mà Thái Bình phấn đấu thực hiện trong nhiều năm qua. Đây là tín hiệu lạc quan, tạo đà phát triển cho năm 2021 - năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Vượt thách thức giành thành tựu mới

Thái Bình đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm tới trong bối cảnh thế giới, trong nước và trong tỉnh được dự báo tiếp tục có những thời cơ, vận hội và khó khăn, thách thức mới. Trong đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất.

Tập trung xây dựng Khu kinh tế trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng xây dựng, hoàn thành kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp Liên Hà Thái, khu công nghiệp Hải Long và các khu chức năng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, mang tính động lực liên vùng, có tác động quan trọng đến sự phát triển của tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch, thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển đô thị, phát triển nhà ở. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo. Tập trung hoàn thành phủ kín các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để làm cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá toàn diện, cơ sở, vật chất, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức của các đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sáp nhập. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.

Trịnh Tiến