25/04/2024 lúc 09:32 (GMT+7)
Breaking News

Tết, ăn gì cho đỡ ngán – đọt mây, rau nhíp món ăn bài thuốc ở Tây Nguyên

Chế biến món gì để đãi khách ngày tết cho đỡ ngán? Đó là câu hỏi của nhiều gia đình trong những ngày tết tràn ngập những món ăn. Một vài món chống ngán ngày Tết vừa ngon lại dễ làm, hứa hẹn sẽ mang lại sự ngon miệng cho một bữa ăn trong gia đình cũng như đãi khách mời.

Chế biến món gì để đãi khách ngày tết cho đỡ ngán? Đó là câu hỏi của nhiều gia đình trong những ngày tết tràn ngập những món ăn. Một vài món chống ngán ngày Tết vừa ngon lại dễ làm, hứa hẹn sẽ mang lại sự ngon miệng cho một bữa ăn trong gia đình cũng như đãi khách mời.

Bạn đang tìm kiếm một món ăn đỡ ngán ngày tết, một món ăn vừa ngon lại dễ làm, để lại ấn tượng cho khách mời. Đọt mây nướng và lá nhíp xào sẽ có thể là một lựa chọn thông minh cho cả gia đình.

Đọt mây, lá nhíp món ăn bài thuốc ở Tây Nguyên.

Đọt (ngọn) mây, lá nhíp vốn là nguyên liệu tất yếu để chế biến các món ăn trong bữa cơm hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên, đồng bào S’tiêng tại Bình Phước, đồng bào Bana tại Bình Định. Với vị ngọt, đắng, bùi, béo lại giàu chất dinh dưỡng, 2 đặc sản của núi rừng đã nhanh chóng hút khách và trở thành món “hot” của các quán ăn, nhà hàng tại đây.

Những tưởng cây mây thông thường được dùng để đan lát thủ công, ấy vậy mà nó còn có thể là nguyên liệu chính trong những món ăn quý giá. Phần đọt mây sau khi được tỉa tót sạch sẽ có hai màu, đoạn xanh sẫm rồi nhạt dần và phần đọt non màu trắng ngà óng ả.

Đọt mây.

Mùi thơm ngậy của đọt mây nướng sẽ khiến khách mời không thể cưỡng lại món ăn này. Khi ăn đọt mây không thấy dai mà thơm giòn. Ăn xong, đọt mây đọng lại ở cổ họng vị the the đắng, ngọt bùi và mát. Chấm đọt mây với muối hột dầm ớt hiểm (ớt thóc) có vắt chút nước chanh thì sẽ ngon hơn…

Được biết, đọt mây rất tốt, được dùng để giải độc rượu, trị đầy hơi, trướng bụng…Chính vì thế, nó không còn là món ăn riêng của đồng bào dân tộc thiểu số, mà trở thành “món ngon của lạ” được nhiều người săn dùng. Tuy rằng một dĩa đọt mây nướng không phải rẻ, có giá từ 100-200.000 đồng”.

Lá nhíp.

Lá nhíp, rau nhíp khá phổ biến ở Tây Nguyên và có thể mua ở hầu hết các phiên chợ. Màu sắc lá cũng biến đổi theo từng quy trình sinh học, khi còn non có màu đỏ gạch, thêm chút tuổi sẽ có màu vàng nhạt, xuân sắc nhất là màu xanh non, về già là xanh đậm. Đây là loài rau của tự nhiên, mọc quanh năm nhưng ngon nhất là sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa.

Để chế biến món ăn này, rau nhíp nhặt bỏ những lá sâu, rửa sạch, để ráo, vò sơ. Tỏi củ bóc vỏ, bằm sơ, sau đó xào với dầu nóng, rồi cho rau nhíp vào đảo nhanh tay rồi cho thịt bò đã được xào sẵn vào rồi rắc tiêu thơm nức. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ.

Lá nhíp có thể mua ở hầu hết các phiên chợ.

Thông qua bài viết về món chống ngán ngày Tết sẽ giúp các gia đình có thêm được nhiều kiến thức mới mẻ trong việc chuẩn bị những bữa tiệc cho gia đình, bạn bè trong dịp Tết Nhâm Dần cận kề.

Những món ăn quý giá.

Về Gia Nghĩa những ngày vui tết, hãy nhớ thêm món đọt mây, rau bép (rau nhíp) vào thực đơn, chúng ta sẽ thấy yêu hơn mảnh đất đầy nắng và gió này. Món ăn chống ngán thật tuyệt vời lại có lợi cho sức khỏe trong những ngày tết bận rộn và vui nhộn.