28/03/2024 lúc 17:53 (GMT+7)
Breaking News

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Những điểm bất hợp lý khiến dân “sốc” vì tiền điện nhảy vọt

VNHN -  Giá điện leo thang, áp dụng tính tiền điện giữa kỳ khiến nhiều khách hàng không biết được mức tiêu thụ của gia đình mình ra sao, không thể tìm ra được phương pháp tính. Cách chia biểu giá khiến nhiều người sốc khi nhận hóa đơn và phải thanh toán số tiền điện cao hơn rất nhiều.

VNHN -  Giá điện leo thang, áp dụng tính tiền điện giữa kỳ khiến nhiều khách hàng không biết được mức tiêu thụ của gia đình mình ra sao, không thể tìm ra được phương pháp tính. Cách chia biểu giá khiến nhiều người sốc khi nhận hóa đơn và phải thanh toán số tiền điện cao hơn rất nhiều.

Cách tính nào khiến giá điện leo thang?

Ngày 20/3/2019, Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện tăng lên 8,36%, theo đó mức giá bình quân sau khi được điều chỉnh là 1.864 đồng/kWh. Tuy nhiên biểu giá điện hiện nay lại được chia làm 6 bậc. Trong khi đó, hầu hết các hộ gia đình đều phải sử dụng điện trong mức từ trên 100 kWh - 400 kWh trở lên, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Người dân dùng càng nhiều điện thì càng phải nộp nhiều tiền.

Với mức tiêu thụ điện từ bậc 3 đến bậc 5 (từ 101 kWh đến 400 kWh) giá mỗi kWh đều trên 2.000 đồng/kWh cao hơn mức giá bình quân 1.864 đồng/kWh khá nhiều. Cụ thể: Chỉ bậc 1 và bậc 2 mức tiêu thụ dưới 100 kWh (bậc 1 dưới 50 kWh, bậc 2 từ 51 – 100 kWh tương đương với mức khoảng 7.000 đồng/tháng) là thấp hơn so với giá điện bán lẻ bình quân (1.864 đồng/kWh), còn lại từ bậc 3 đến bậc 6, giá điện bán lẻ lại cao hơn nhiều so với giá điện bình quân, dao động từ 2.014 – 2.927 kWh; từ mức tiêu thụ 101 kWh cũng bằng 200 kWh là 2.014 kWh, tương tự bậc 4 mức tiêu thụ 201 kWh – 300 kWh cũng mức giá như nhau 2.536 đồng/kWh... Theo đó, khách trả thêm 31.600 đồng; khách hàng sử dụng đến 300kWh/tháng (bậc 4) sẽ tăng chi phí 53.100 đồng/tháng, đến 400 kWh (bậc 5) sẽ trả thêm 77.200 đồng/tháng.

Hóa đơn tính tiền điện mới có tới 10 dãy số, được chia nhỏ với các mức giá tiền khác nhau rất khó hiểu. Thực tế là từ 20/3/2019 mới tính giá bán điện mới nên hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình được tính gồm giá cũ và mới trên số ngày dùng điện thực tế.

Giá diện leo thang tính từ ngày 20 tháng 3

Những điểm bất hợp lý là gì?

Từ năm 1994 với 3 mức áp dụng tính hóa đơn điện mỗi tháng, sau đó được điều chỉnh lên 6 bậc. Tỷ trọng lượng điện tiêu thụ ở các bậc đã dịch chuyển theo hướng số lượng hộ tiêu dùng điện bậc một (dưới 50 kWh/tháng) giảm xuống, thay vào đó những hộ có tiêu thụ trung bình và cao đã tăng lên.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng cách tính giá điện theo 6 bậc hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến tình trạng tiền điện tăng quá cao khi khách hàng sử dụng thêm. Ông nhấn mạnh biểu 6 bậc gây bất cập trong quản lý, đo đếm tiêu thụ điện, thanh toán toán tiền điện. Biểu 6 bậc gây khó khăn cho người tiêu dùng điện khi muốn kiểm tra giám sát, tính toán.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng cách tính 6 bậc đã không còn phù hợp (ảnh: nguồn internet)

Lượng tiêu thụ ở bậc 3 đến bậc 5 chiếm tỉ trọng lớn hơn nên xuất hiện những bức xúc như thời gian qua.Trong khi số hộ tính theo đơn vị triệu thì giá điện sinh hoạt lại tính theo từng đồng, nhiều hộ gia đình không biết tính toán lượng tiêu thụ nhà mình thế nào.

Thực tế khác cho thấy, tốc độ tăng lượng tiêu thụ điện thấp hơn tốc độ tăng tiền phải thanh toán, tức là chênh lệch bậc mới và bậc cũ rất cao, khách hàng phải trả tiền nhiều hơn gây nên bất cập.