24/04/2024 lúc 18:03 (GMT+7)
Breaking News

Tạo cơ hội việc làm bền vững cho nữ thanh niên nhập cư Hà Nội

VNHN - Ngày 22 /9 tại xã Kim Chung – huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long phối hợp với tổ chức PLAN, hội Liên hiệp Phụ nữ Đông Anh và tổ chức Light đã tổ chức hội thảo: “Hợp tác nhà trường doanh nghiệp về vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ nhập cư”.

VNHN - Ngày 22 /9 tại xã Kim Chung – huyện Đông Anh –  Thành phố Hà Nội, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long phối hợp với tổ chức PLAN, hội Liên hiệp Phụ nữ Đông Anh và tổ chức Light đã tổ chức hội thảo: “Hợp tác nhà trường doanh nghiệp về vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ nhập cư”.

 

Tham dự hội thảo có các lãnh đạo đến từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội; hội Phụ nữ huyện Đông Anh; các hiệp Hội nghề nghiệp cùng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Quang Vinh, Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long đã đưa ra tổng quan các chính sách hỗ trợ đào tạo và việc làm cho phụ nữ nhập cư vào Hà Nội. Giai đoạn 2009-2015, tốc độ tăng dân số nữ bình quân là 1,11%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng dân số nữ bình quân ở thành thị là 3,39%/năm, ở nông thôn là 0,09%/năm.  Năm 2016, số lao động của Hà Nội là 3,75 triệu người trong đó lao động nữ là 1,866 triệu người chiếm xấp xỉ 50%.

Tiếp đó, các đại biểu, khách mời được giới thiệu về sự án SAFT (dự án: “Tạo cơ hội việc làm bền vững cho nữ thanh niên nhập cư Hà Nội”). Dự án thực hiện nhằm tăng cường khả năng thích ứng, ổn định kinh tế và cuộc sống cho nữ thanh niên và phụ nữ di cư từ 18 đến 30 tuổi do chính phủ Úc tài trợ. Các hoạt động của dự án bao gồm: Xây dựng các điểm cung cấp thông tin. Thành lập nhóm tiên phong và mạng lưới để các nữ công nhân hỗ trợ lẫn nhau. Truyền thông để nâng cao nhận thức về việc làm bên vững và cuộc sống an toàn. Đào tạo các kĩ năng nghề mềm theo định hướng thị trường và nhu cầu của các doanh nghiệp. Hỗ trợ kinh doanh nhỏ cho phụ nữ di cư khó khăn. Thiết lập mạng lưới doanh nghiệp để hỗ trợ và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ di cư.

Các đại biểu cũng được thông qua một số kết quả ban đầu rút ra từ khảo sát về đặc điểm doanh nghiệp, cơ sở, thực trạng việc làm của lao động nữ nhập cư, mức độ đáp ứng và yêu cầu về kĩ năng nghề đối với lao động nữ và nhu cầu đào tạo nghề của lao động nữ.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận được đưa ra xoay quanh các vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn việc làm đang được tâm như: chế biến món ăn,kỹ thuật viên Spa, làm tóc và nhân viên bán hàng. Nguyễn Thế Chiến, giám đốc chuỗi siêu thị Thaimetro cho rằng sẽ phối hợp với nhà trường trong việc hỗ trợ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nữ.  Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch hiệp hội làm đẹp Việt Nam, Giám đốc Thẩm mỹ viện Hoàng Gia chia sẻ những thành công và mong muốn hợp tác cùng Dự án. Ông Mạc Văn Vương, Giám đốc kinh doanh công ty dầu ăn Golden Nhà Bè có ý kiến về những thay đổi của cuộc sống hội nhập hiện nay cũng như vai trò tương trợ của những doanh nghiệp đối với nhà trường. Bà Quách Thị Thanh Hiền, chủ tịch câu lạc bộ tóc đẹp Việt Nam chia sẻ về những hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện rất mong đồng hành cùng dự án. Bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động  Thương binh và Xã hội Thành Phố Hà Nội bày tỏ sự vui mừng trước những ý kiến đóng góp của các đại diện doanh nghiệp trong việc hợp tác và phát triển cùng nhà trường.

Cuối buổi Hội thảo, các đại biểu đại diện doanh nghiệp đã cùng ký thỏa thuận hợp tác Bắc Thăng Long – Doanh nghiệp: Hợp tác đào tạo, tuyển dụng lao động nữ nhập cư.