18/04/2024 lúc 09:45 (GMT+7)
Breaking News

Tại sao TP.HCM mặc dù đã tăng phí đậu xe ôtô từ 4-8 lần, nhưng càng thu càng lỗ?

VNHN - Chi phí vận hành nhân công một tháng thu phí đậu xe ôtô dưới lòng đường ở 23 tuyến đường trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là hơn 840 triệu đồng nhưng doanh thu lại chưa tới 200 triệu đồng.

VNHN - Chi phí vận hành nhân công một tháng thu phí đậu xe ôtô dưới lòng đường ở 23 tuyến đường trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là hơn 840 triệu đồng nhưng doanh thu lại chưa tới 200 triệu đồng.

Tiền nhân công gấp 4 lần doanh thu Từ tháng 5.2019, Cty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong thay thế nhân viên trật tự đô thị địa phương thực hiện thu phí đậu xe ôtô dưới lòng đường theo giờ ở 23 tuyến đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc này được kỳ vọng sẽ là giải pháp chống thất thu như thời gian trước đó. Tuy nhiên, theo Cty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, trong hơn một tháng (từ ngày 1.5 đến ngày 11.6), doanh thu thu phí khoảng 184,1 triệu đồng nhưng chi phí nhân công tổ chức đi thu lại hơn 840,5 triệu đồng. Số tiền thu được còn thấp hơn hồi tháng 11.2018 mỗi ngày còn thu được 7,2 triệu đồng.

Trong khi đó, khi bắt đầu áp dụng thu phí bằng ứng dụng My Parking từ tháng 8.2018, thành phố kỳ vọng thu đến hơn 400 triệu đồng/ngày. Tức hiện nay, số tiền thu được chỉ đáp ứng khoảng 2 % so với con số ngành giao thông mong muốn. Trước đó, việc thu phí đỗ xe ô tô dưới lòng đường được giao cho các địa phương cũng không mang lại hiệu quả. Số tiền thu không đủ bù chi. Để trả tiền cho nhân viên thu phí, các địa phương còn phải bù thêm.

Thiếu chế tài và những hạn chế trong công nghệ khiến việc thu phí ôtô theo giờ thất thu, không như kỳ vọng.

Nhiều tuyến đường triển khai đề án thu phí đậu xe ôtô dưới lòng đường bị các cá nhân chiếm dụng và sẵn sàng đuổi khi có xe tới đậu, với lý do cản trở mặt bằng làm ăn buôn bán của họ. Lòng đường có tổ chức thu phí đậu xe bị chiếm dụng nhiều là đường An Dương Vương và Trần Bình Trọng (quận 5). Nhân viên của các cửa hàng trên đường này hễ thấy ôtô đi chậm mở đèn xi nhan là lao ra đường để bắt khách, mời mọc.

Nhân viên một cửa hàng sửa chữa và buôn bán phụ kiện ôtô trên đường An Dương Vương (Q.5) tràn ra chiếm khu vực đậu xe có thu phí để bắt khách.

Nhưng khi biết chủ xe không vào cửa hàng thì lập tức họ yêu cầu lái xe đi chỗ khác. Đáng nói trên tuyến đường An Dương Vương, hầu như lúc nào cũng có ôtô đậu kín để dán keo, sửa chữa, thay phụ tùng nhưng chủ xe không đóng phí. Trong khi người dân có nhu cầu đậu xe ô tô thực sự thì không được đậu. Ghi nhận trên một số tuyến đường khác đang tổ chức thu phí như Lê Lai, Phan Chu Trinh (quận 1)... cho thấy khá nhiều trường hợp tài xế lấy lý do chưa cài đặt ứng dụng hoặc chỉ đậu xe ít phút và bỏ đi, không đóng phí, trước sự bất lực của lực lượng Thanh niên xung phong.

Nhiều tuyến đường triển khai thu phí đậu ô tô bị các cá nhân chiếm dụng và sẵn sàng đuổi khi có xe tới đậu. 

Còn tại một tuyến đường có tổ chức thu phí ở quận 1, nhân viên thu phí sau khi hướng dẫn tài xế cài ứng dụng My Parking và cách thanh toán tiền thì nói: “Nếu xài sim Viettel thì có thể trừ tiền luôn trong sim, còn sử dụng tài khoản ViettelPay thì trừ trong tài khoản. Còn xài sim VinaPhone hay MobiFone thì hiện chưa được”. Việc thiếu chế tài và những hạn chế trong công nghệ khiến việc thu phí ôtô theo giờ trên 23 tuyến đường tại TP.Hồ Chí Minh thất thu, không như kỳ vọng.

Trước tình hình trên, Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh vừa đề nghị các quận, huyện và đơn vị liên quan rà soát các tuyến đường cần thiết phải bổ sung việc thu phí sử dụng lòng đường để đỗ xe, hoặc bãi bỏ một số tuyến trong danh mục trước đây.