19/04/2024 lúc 08:37 (GMT+7)
Breaking News

Sức dân trong xây dựng nông thôn mới

VNHNO - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được triển khai từ năm 2010. Sau thời gian triển khai, nhiều địa phương đã đạt được thành tích vượt bậc, trong đó Nam Định được đánh giá là tỉnh dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng NTM. Một trong những kinh nghiệm quý báu của Nam Định chính là huy động được sức dân cùng tham gia.

VNHNO - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được triển khai từ năm 2010. Sau thời gian triển khai, nhiều địa phương đã đạt được thành tích vượt bậc, trong đó Nam Định được đánh giá là tỉnh dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng NTM. Một trong những kinh nghiệm quý báu của Nam Định chính là huy động được sức dân cùng tham gia.

Ảnh minh hoạ 

Tỉnh Nam Định có trên 1,83 triệu người với gần 80% dân số ở nông thôn; có 9 huyện và TP. Nam Định với 229 xã, phường, thị trấn, trong đó có 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp và được triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM). Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM (Chương trình), bình quân toàn tỉnh mỗi xã đạt 5,8 tiêu chí (TC) NTM.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình xây dựng NTM; căn cứ Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM các giai đoạn 2010-2015, 2016-2020; BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành 16 Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện Chương trình, HĐND tỉnh ban hành 17 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ và thưởng các xã, huyện xây dựng NTM; UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, phát động sâu rộng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” và ban hành 39 kế hoạch cùng các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình.

100% số huyện, xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, ban hành các Nghị quyết, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thành lập Ban chỉ đạo và nỗ lực, tích cực tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình. Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được tỉnh phân công đã tích cực tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình. Các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng, tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xã, huyện NTM. Trong quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền và Mặt trận tổ quốc các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nọi dung Chương trình.

“NHÂN DÂN LÀM, NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ”

Cả hệ thống chính trị cùng tham gia xây dựng NTM, đặc biệt là việc huy động sức dân cùng chung sức nên tỉnh Nam Định đã gặt hái được nhiều thành công ngoài dự kiến. Với nguồn kinh phí Nhà nước phân bổ, hỗ trợ mỗi xã là giống nhau nhưng kết quả của mỗi đơn vị lại hoàn toàn khác nhau

Xã Xuân Thượng tuy không được chọn là xã đầu tiên xây dựng NTM  của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhưng lại xuất sắc về đích NTM đầu tiên của huyện. Bí quyết thành công của Xuân Thượng cũng chính là việc huy động sức dân. Theo ông Đặng Quốc Việt - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng, nhân dân trong xã rất đồng thuận về các chương trình triển khai, các công tác tuyên truyền đã giúp mỗi người dân hiểu được lợi ích của mình: “… Các chương trình, kế hoạch xây dựng NTM ở địa phương đều được công khai với dân, Lãnh đạo xã đưa ra các phương án thực hiện, phân tích về từng phương án và để nhân dân lựa chọn phương án khả thi, phù hợp nhất. Chính vì vậy mà khi đi vào triển khai thực tế không gặp phải trở ngại nào về tư tưởng của nhân dân…”.

Với xã Hải Tây (huyện Hải Hậu), quá trình xây dựng NTM diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vượt trên cả dự liệu của Lãnh đạo xã. Theo ông Lê Tiến Phi - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Tây: “Cùng với công tác tuyên tuyền, UBND xã đưa ra một mức kinh phí nhỏ với vai trò “vốn mồi” để động viên người dân cùng triển khai, nhưng khi nhân dân thông suốt, họ tự nguyện chung sức, cùng đồng lòng xây dựng với tốc độ mà chúng tôi ngỡ ngàng. Quả thực sức dân có vai trò rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM”. Hiện nay, xã Hải Tây đang triển khai xây dựng NTM bền vững và phát triển để cùng thực hiện mục tiêu chung là phấn đấu đưa Hải Hậu trở thành huyện NTM kiểu mẫu sáng - xanh - sạch -đẹp đầu tiên của cả nước

Tương tự như vậy, trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định đã tạo ra một phong trào thi đua cùng xây dựng NTM. Các công tác tuyên truyên về lợi ích khi xây dựng NTM được chú trọng nên phong trào thi đua xây dựng không chỉ ở cấp huyện, cấp xã mà mỗi xóm cũng tự có sự thi đua với nhau. Chính vì vậy bức tranh NTM của Nam Định đã được tô thắm bằng nhiều màu sắc. Ông Đỗ Hải Điền - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Nam Định là người gắn bó với quá trình xây dựng NTM của Nam Định cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của sức dân bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện, hoàn thành các tiêu chí NTM của các địa phương.

NHỮNG CON SỐ

Tại tỉnh Nam Định, tổng số vốn huy động để thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2017 đạt 16.469,53 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách 27,7%, vốn lồng ghép 5,5%, vốn tín dụng 29,5%, vốn doanh nghiệp 15%, vốn cộng đồng dân cư 17,6%, vốn khác 4,7%.

Các hộ nông dân đã góp 2.897 ha đất nông nghiệp, hiến 206 ha đất thổ cư làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, các công trình phúc lợi,... Ngoài ra, số vốn tín dụng do các thành phần kinh tế, các hộ dân vay để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động,... đạt trên 52.200 tỷ đồng.

Đến hết năm 2017 bình quân mỗi huyện của tỉnh Nam Định đạt 7,33 tiêu chí. Có 5 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó: Huyện Hải Hậu đạt chuẩn NTM năm 2015, là huyện thứ 5 của cả nước đạt chuẩn NTM (là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM với 100% số xã đạt chuẩn). Các huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017. Nhữn đơn vị còn lại (4 huyện - Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc) bình quân đạt 5,5 tiêu chí/huyện. Huyện Vụ Bản và Ý Yên phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM năm 2018; huyện Nam Trực và Mỹ Lộc phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM năm 2019. Thành phố Nam Định đã có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, đang làm hồ sơ đề nghị xét công nhận Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018.

NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG

Chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định trong thời gian qua được sự tham gia hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Dân chủ cơ sở được tăng cường; ý thức, trách nhiệm làm chủ của người dân nông thôn được nâng cao. Cùng với đó là Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được chỉnh trang nâng cấp; sản xuất nông nghiệp, TTCN và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển toàn diện; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM được đông đảo nhân dân trong tỉnh hưởng ứng và tích cực tham gia; các thiết chế văn hóa cơ sở được phát huy. Các chính sách xã hội và an sinh xã hội được thực hiện kịp thời; Công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được tập trung chỉ đạo thực hiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được đảm bảo.

Tỉnh Nam Định được Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM, có nhiều đóng góp thực tiễn về phương pháp, cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM để làm cơ sở cho Trung ương vận dụng chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn cả nước giai đoạn 2016 - 2020. Đây là vinh dự lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng tỉnh Nam Định ngày càng giàu đẹp, văn minh.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua quá trình triển khai Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Nam  Định, những bài học quý báu mà các địa phương khác cần tham khảo, học tập và triển khai là:

Thứ nhất: Phải có sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; phải thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

Thứ hai: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, từ đó tạo được sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ ba: Xác định, lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương: Lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng NTM; làm NTM từ đồng ruộng về làng, từ hộ gia đình ra thôn xóm, từ thôn xóm lên xã.

Thứ tư: Phải huy động được sự tham gia, đóng góp, hỗ trợ nguồn lực của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân.

Thứ năm: Không nóng vội chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân, nhưng không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Thứ sáu: Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch theo phương châm ‘‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ’’. Phân cấp quản lý và đầu tư thi công các công trình NTM nhằm tạo sự chủ động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các xã, thôn/xóm và cộng đồng dân cư.

Thứ bảy: Biểu dương, khen thưởng kịp thời.

NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG XÂY DỰNG NTM

Công cuộc xây dựng NTM là một quá trình dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc: Xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu,... và khi đạt được NTM kiểu mẫu rồi thì vẫn cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng để gia tăng giá trị như ý kiến phát biểu của đồng chí Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các huyện đạt chuẩn NTM tỉnh Nam Định ngày 21/4/2018.

Tỉnh Nam Định cũng như nhiều tỉnh khác cần tiếp tục cố gắng, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để sớm đạt được các mục tiêu của địa phương mình trong công cuộc xây dựng NTM.

Với tỉnh Nam Định, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu định hướng thực hiện là:

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt đầy đủ các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về xây dựng NTM; đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020 và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; Tiếp tục quán triệt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ Tỉnh và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương, của UBND tỉnh về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả phong trào thi đua ‘‘Chung sức xây dựng NTM ở các huyện, các xã và các thôn/xóm. Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân tiêu biểu. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và toàn diện nội dung Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 16/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

Thứ hai: Đổi mới nội dung, hình thức để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền vận động xây dựng NTM; thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành; đổi mới nội dung và đa dạng các hình thức tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; phổ biến các kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả.

Thứ ba: Tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo gắn với trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong xây dựng NTM. Hệ thống chính trị các cấp phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể lãnh đạo, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp; nâng cao chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả hoạt động của cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo các cấp. Bám sát các văn bản chỉ đạo và kế hoạch xây dựng NTM của Tỉnh, các Sở, Ngành, các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình. Thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung của từng TC xã, huyện NTM và kịp thời có giải pháp chỉ đạo nhằm hoàn thiện 19 TC xã NTM và 9 TC huyện NTM đúng kế hoạch.

Các huyện, xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2018 khẩn trương rà soát, tự đánh giá kết quả thực hiện các TC NTM; chuẩn bị báo cáo và các tài liệu, tư liệu, hình ảnh,... làm căn cứ chứng minh mức đạt các TC xã, huyện NTM, phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định xét công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM.

Tích cực huy động và quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn lực xây dựng NTM. Tuyệt đối không huy động quá sức dân và huy động đóng góp của hộ nghèo, hộ khó khăn. Tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Kiểm soát chặt chẽ và có phương án thanh toán công nợ, không để nợ XDCB vượt quá khả năng thanh toán của địa phương./.

ThS. Nguyễn Thanh Mai (Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hà Nam)