25/04/2024 lúc 16:59 (GMT+7)
Breaking News

Sử dụng thêm nguồn lao động nữ giúp tăng trưởng kinh tế của châu Á

VNHN - Theo McKinsey Global Institute, ước tính rằng các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng GDP lên tới 4,5 nghìn tỷ vào năm 2025 nếu có sự cải thiện bình đẳng giới bằng việc sử dụng thêm nguồn lao động nữ giới.

VNHN - Theo McKinsey Global Institute, ước tính rằng các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng GDP lên tới 4,5 nghìn tỷ vào năm 2025 nếu có sự cải thiện bình đẳng giới bằng việc sử dụng thêm nguồn lao động nữ giới.

Báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (The McKinsey Global Institute – MGI) đánh giá khu vục châu Á-Thái Bình Dương là "khu vực năng động nhất trên thế giới", tuy nhiên, đây lại là khu vực mà phụ nữ ở nhiều nước phải đối mặt với sự đối xử bất bình đẳng trong công việc và xã hội so với nam giới.

Ảnh minh họa

Đặc biệt đối với một số nơi như Bangladesh và Ấn Độ - nơi những lo ngại về tình trạng bất bình đẳng giới trong việc làm đã được nêu lên trước đó đang dần tạo ra những thiệt hại kinh tế do thiếu phụ nữ trong lực lượng lao động.

Cũng theo báo cáo, thậm chí, ngay cả các nền kinh tế phát triển tốt và năng động như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị đánh giá là có mức độ bất bình đẳng giới rất cao về cơ hội việc làm dành cho nữ giới.

McKinsey cho rằng Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất của khu vực châu Á, đã có những bước tiến bằng cách tăng cường lực lượng lao động nữ trong xã hội nhưng vẫn không cho họ có đủ tư cách lãnh đạo. Ngoài ra, McKinsey cũng đề cập đến các quốc gia bao gồm Philippines, New Zealand và Singapore bởi đây chính là những môi trường lí tưởng, nơi mà sự bình đẳng giới được thực hiện cao hơn trong công việc.

Có thể nói, trong tương lại chắc chắn sự tăng trưởng lớn nhất đối với kinh tế của các quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng lên về số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động. Đặc biệt việc nâng cao vai trò của nữ giới sẽ giúp cho những người phụ nữ có thể làm việc hiệu quả hơn, tốt hơn, theo đúng khả năng của họ.

Đã có rất nhiều các bài học về sự thành công trong công việc và kinh tế khi sử dụng lực lượng lao động là nữ giới.

Theo đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã có nhiều thành tựu kể từ khi thay đổi để giải quyết bất bình đẳng giới với khoảng 2,6 nghìn tỷ đô la. Ngoài ra, Ấn Độ có thể tăng thêm 770 tỷ đô la trong hoạt động kinh tế là nhờ vào lực lượng nữ giới tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

Báo cáo của McKinsey đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trong khu vực thực hiện từng bước thúc đẩy để phụ nữ có thể tham gia vào các lực lượng lao động. Chúng bao gồm các biện pháp để thay đổi thái độ về vai trò của phụ nữ trong xã hội và cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc trẻ.

Bản báo cáo nhấn mạnh: "Từ một quan điểm kinh tế, cố gắng phát triển mà không cho phép tiềm năng đầy đủ của phụ nữ giống như chiến đấu với một tay bị trói sau lưng".