25/04/2024 lúc 08:56 (GMT+7)
Breaking News

Quyền con người trong tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Cụ thể điều 19 Tuyên ngôn này quy định như sau: “Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.

Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân. Dù còn nhiều thách thức, Việt Nam luôn nỗ lực để người dân ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946 đã hiến định tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và nước ngoài”, những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Báo chí và xuất bản phải tập trung tuyên truyền nhanh chóng, chính xác, khách quan, trung thực đến nhân dân những vấn đề thời sự, bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Nguồn Tuyengiao.vn)

Để đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được hiện diện trong thực tiễn cuộc sống. Năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật báo chí, điều 3 Luật tiếp cận thông tin quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Điều 10 Luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Điều 11, Luật Báo chí 2016 với ba nội dung cụ thể gồm: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, điều 13 luật này quy định: “ Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không được kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận và tự do báo chí đều có giới hạn nhất định. Giới hạn này đặt ra nhằm bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông mọi người, để công dân thực hiện quyền của mình mà không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khác, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chung của Nhà nước. Theo đó, pháp luật cũng quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí cũng như các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: Điều 4, Luật Báo chí năm 2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí là góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của DTTS Việt Nam; Điều 9 Luật này cũng quy định: nghiêm cấm đăng, phát thông tin có nội dung gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

Như vậy, để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân, Nhà nước ta đã tạo ra một hành lang pháp lý toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống.

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc tọa đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên thông tin đại chúng về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn hàng ngày trong đời sống của người dân Việt Nam.

Hội nghị tập huấn công tác thông tin, truyền thông về quyền con người.

Nhà nước luôn dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng thiểu số, đưa các phương pháp truyền thông với những đặc thù riêng trên cơ sở tôn trọng, vận dụng và phát huy đa dạng văn hoá, tri thức truyền thống và giá trị đặc sắc của từng dân tộc, hỗ trợ quyền bình đẳng ở nhiều lĩnh vực: hỗ trợ phát triển thông tin – truyền thông cho đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS MN), cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và thụ hưởng thông tin qua kênh phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử,..; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, thúc đẩy sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Chính phủ đặc biệt quan tâm bảo đảm tiếp cận thông tin ở vùng DTTS với nhiều chính sách như Đề án thí điểm cấp ra – đi – ô cho vùng DTTSMN, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới, Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, vùng biên giới, hải đảo, vùng ĐBKK (tính đến năm 2018, 92% người DTTS được tiếp cận đài phát thanh, 85% được xem truyền hình, nhiều chương trình phát thanh bằng tiếng DTTS như: Mông, Thái, Êđê, Chăm, Khmer…

Chính phủ luôn dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng DTTS, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và thụ hưởng thông tin: Đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ (cuốn) từ năm 2016 đến nay, tổng kinh phí xuất bản và phát hành là 322 tỷ đồng. Các nhà xuất bản năm 2017 đã xuất bản gần 100 đầu sách với khoảng 250.000 bản sách phục vụ cho đồng bào dân tộc. Ngoài ra các nhà xuất bản còn xuất bản tờ rơi, tờ gấp,… phát hành tới thư viện huyện miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng biên giới, các trường phổ thông DTTS. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã đầu tư hỗ trợ hàng nghìn cột phát sóng thông tin di động trên hầu hết các xã vùng DTTSMN.

Công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm thực tế về quyền con người nói chung và các quyền của người DTTS nói riêng và các chính sách đoàn kết dân tộc được chú trọng đẩy mạnh và lồng ghép với nhiều hình thức đa dạng như hội thảo, tập huấn, chương trình phát thanh, truyền thanh địa phương bằng tiếng dân tộc trên đài phát thanh, đài truyền hình, internet, qua loa truyền hình, đài, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…Các đài phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương đều có các kênh riêng biệt bằng tiếng DTTS cụ thể: Đài tiếng nói Việt Nam phát sóng 13 thứ tiếng DTTS với thời lượng gần 30 giờ hàng ngày (kênh VOV 14), đài Truyền hình Việt Nam phát sóng 26 thứ tiếng DTTS với thời lượng 24 giờ hàng ngày với phủ sóng phát thanh 97.5% diện tích lãnh thổ trong nước qua vệ tinh và truyền tải hiệu quả các kênh truyền hình quảng bá (trong đó có VTV5) trên nền tảng internet (thông qua ứng dụng VTVgo). Đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin của mọi người dân, nhất là vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi. Đài phát thanh – truyền hình địa phương của một số tỉnh có đông đồng bào DTTS có chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc phục vụ người dân địa phương. Nhà nước Việt Nam hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; bảo đảm quyền truy nhập bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, hộ gia đình, ưu tiên hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và thiết bị đầu cuối cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách xã hội; hỗ trợ các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông băng rộng công cộng tại vùng sâu, vùng xa.

Đoàn ghé thăm Chi Hội Tin Lành Ea Phê.

Để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về thành tựu đảm bảo quyền con người của dân tộc thiểu số ở các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong hai ngày 19 – 20/11/2020 tại Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin truyền thông về quyền con người cho cán bộ làm công tác truyền thông, phóng viên các cơ quan báo chí khu vực miền Nam và miền Trung – Tây Nguyên. Đây là Hội nghị tập huấn do cục Thông tin đối ngoại, bộ thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Với gần 10 chuyên đề được chuẩn bị công phu, có tính khái quát cao các kiến thức cơ bản về quyền con người, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tổng hợp, cập nhật, đánh giá thực tiễn công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam…

Trong chương trình của hội nghị tập huấn, phóng viên các cơ quan báo chí đã có chuyến đi thực tế ghi nhận tình hình bảo đảm quyền con người ở huyện Krông Pắc với 23 dân tộc cùng sinh sống. Để tìm hiểu bám sát các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền trong thời gian gần đây và một số định hướng trong công tác tuyên truyền; Tình hình và kết quả công tác đối ngoại về nhân quyền của Việt Nam thời gian qua và dự báo tình hình năm 2021; Kết quả thực thi công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD), kế hoạch bảo vệ báo cáo quốc gia và đề xuất nội dung tuyên truyền trước và trong phiên bảo vệ báo cáo; Tình hình và kết quả đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, đề xuất tuyên truyền trên báo chí. Để làm tốt những công tác truyền thông về lĩnh vực quyền con người những cán bộ báo chí, người làm truyền thông phải nâng cao kiến thức, nhận thức về vấn đề quyền con người và thường xuyên phải được tập huấn để nâng cao nghiệp vụ về quyền con người.