25/04/2024 lúc 22:08 (GMT+7)
Breaking News

“Quán cơm dã chiến” ấm lòng người nghèo trong đại dịch

VNHN - Hai “Quán cơm dã chiến” trên đường Ung Văn Khiêm và đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh luôn làm người nghèo cảm thấy ấm lòng. Đây là những quán cơm do anh Nguyễn Tuấn Khởi, Giám đốc Ngân hàng thực phẩm Việt Nam vận động bạn bè chung tay mở ra cho người nghèo trong mùa dịch.

VNHN - Hai “Quán cơm dã chiến” trên đường Ung Văn Khiêm và đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh luôn làm người nghèo cảm thấy ấm lòng. Đây là những quán cơm do anh Nguyễn Tuấn Khởi, Giám đốc Ngân hàng thực phẩm Việt Nam vận động bạn bè chung tay mở ra cho người nghèo trong mùa dịch.

Anh Khởi kể, mấy ngày đầu chỉ phát cơm trực tiếp tại quán với yêu cầu người nhận xếp hàng cách nhau 2m. Sau đó, phần để tránh tình trạng tụ tập đông người, phần để người nghèo đỡ phải đi xa, "Quán cơm dã chiến” đã làm thêm 2 xe phát cơm di động để mang cơm đến trực tiếp cho các mái ấm, nhà mở, cho những người nghèo đang mưu sinh trên đường. "Có những người lái xe ôm nghèo khi đến nhận cơm, họ lại giúp chuyển 10-15 hộp cơm đến những người nghèo khác trên đường họ chạy xe. Trao tặng xong, họ còn chụp ảnh, đăng vào nhóm zalo của quán để xác nhận. Như thế mà quán cơm lan tỏa được đến với nhiều người hơn"- anh Khởi cho biết.

Thời gian tới, những người làm "Quán cơm dã chiến” sẽ mở rộng thêm từ 7-10 quán ở TPHCM và cả Đồng Nai để cùng với người nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay. Và các quán này sẽ hoạt động đến khi nào không còn thực hiện giãn cách xã hội. Một tuần nay, những người nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 luôn thấy ấm lòng khi được nhận những xuất cơm miễn phí, nóng hổi, thơm ngon ở hai “Quán cơm dã chiến” trên đường Ung Văn Khiêm và đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh Buổi sáng, cứ 10h30, nhiều người lao động nghèo thu xếp việc làm, việc nhà để đến xếp hàng nhận cơm ở "Quán cơm dã chiến" vừa mở ra tại số nhà 100 đường Ung Văn Khiêm và số nhà 61 đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh.

"Quán cơm dã chiến" số 61, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM chuẩn bị phát cơm. Ảnh: vov.vn

Tất cả cơm canh, thức ăn mặn đều vừa nấu từ bếp ra, thơm ngon, nóng hổi. Thực đơn cũng được thay đổi hàng ngày, phong phú và đa dạng, được nấu bởi các bà nội trợ khéo tay và cả đầu bếp của các nhà hàng đang tạm nghỉ vì dịch bệnh. Để đảm bảo giãn cách xã hội, trước mỗi quán đều có kẻ ô cách nhau 2m để người nhận cơm đứng đúng khoảng cách an toàn và trước khi nhận cơm thì mọi người đều phải sát trùng tay bằng cồn 90 độ. Bà Bùi Thị Lân, 61 tuổi, ở quận Thủ Đức, bán hàng rong ở khu vực này nên đến nhận cơm đều đặn mấy ngày nay.

Bà Lân còn được quán cơm gửi 1 phần cho chồng bà đang chạy xe ôm ở Bến xe Miền Đông. Bà Lân kể, từ khi có dịch bệnh đến nay, bà buôn bán ế ẩm rồi phải tạm dừng bán, chồng bà chạy chạy xe ôm thì vẫn chạy nhưng cả ngày mới có một người khách. Có người thông tin về "Quán cơm dã chiến" phát cơm miễn phí cho những người gặp khó khăn, bà đến nhận mỗi buổi trưa và vợ chồng bà bớt đi lo lắng về cơm gạo hàng ngày. "Tôi rất khó khăn. Từ khi cách ly xã hội đến giờ tôi không có việc làm, khi được nhận cơm miễn phí, tôi thấy rất vui và cũng không phải lo đói khi không có tiền"- bà Lân nói.

Cùng khó khăn giống bà Lân, bà Nguyễn Thị Lanh, 65 tuổi, ở quận Bình Thạnh nhận cơm miễn phí ở "Quán cơm dã chiến" số 61 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh trong buổi trưa nay chia sẻ, cuộc sống quá khó khăn và cũng đang ở nhà thuê , vì vậy tôi cố gắng bán hàng để kiếm được 100.000 đồng/ngày trả tiền thuê nhà và sống qua ngày. Khi được nhận cơm miễn phí, bà Lanh cũng cảm thấy rất vui và biết ơn. “Quán cơm dã chiến” chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/4, mỗi ngày 2 quán này phục vụ từ 600-1.000 xuất ăn miễn phí cho người nghèo và những người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19.

Anh Nguyễn Tuấn Khởi, Giám đốc Ngân hàng thực phẩm Việt Nam, người khởi xướng mô hình "Quán cơm dã chiến" cho biết, thực hiện quy định phòng chống dịch, nhiều nhà hàng, quán ăn đã đóng cửa nên cơ sở vật chất để trống, các đầu bếp cũng tạm ngưng làm việc. Lấy ý tưởng từ bệnh viện dã chiến, anh đã vận động các chủ nhà hàng tận dụng mặt bằng, nhà bếp đang tạm ngưng hoạt động để nấu cơm cho người nghèo. Thực phẩm thì anh Khởi cung cấp và các mạnh thường quân ủng hộ. Người đứng ra nấu, phục vụ cũng là người của công ty anh Khởi cùng với các tình nguyện viên, được giám sát y tế chặt chẽ.

Xuân Ngà