25/04/2024 lúc 06:33 (GMT+7)
Breaking News

Phương pháp tạo dựng thương hiệu để nâng cao giá trị doanh nghiệp KHCN

VNHN - Doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ (KH&CN) không những tạo ra việc làm, mà còn tạo xu hướng phát triển KH&CN trong hệ thống DN; góp phần nâng cao năng lực DN trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để hình thành 5.000 DN KH&CN trong năm 2020 cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

VNHN - Doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ (KH&CN) không những tạo ra việc làm, mà còn tạo xu hướng phát triển KH&CN trong hệ thống DN; góp phần nâng cao năng lực DN trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để hình thành 5.000 DN KH&CN trong năm 2020 cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

DN KH&CN là DN thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, do DN được quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp. Vì vậy, việc phát triển DN KH&CN sẽ đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao. Theo thống kê của Bộ KH&CN, số lượng DN KH&CN đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Tính đến hết năm 2019, cả nước có 480 DN được cấp Giấy chứng nhận DN KH&CN, tăng 114 DN so với năm 2018. Căn cứ báo cáo của 165 DN về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018, DN KH&CN đã tạo việc làm cho 23.989 người; tổng doanh thu hơn 160.000 tỷ đồng. Nhiều DN có doanh thu trên 100 tỷ đồng. Để tạo điều kiện phát triển DN KH&CN, thời gian qua, hành lang pháp lý tiếp tục được quan tâm hoàn thiện.

Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về DN KH&CN được Chính phủ ban hành có nhiều quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký công nhận DN KH&CN; chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm trong việc đánh giá hồ sơ đăng ký; cụ thể hóa quy trình thủ tục tiếp cận chính sách ưu đãi, khuyến khích DN khởi nghiệp sáng tạo đăng ký công nhận DN KH&CN.

Tập trung nhiều giải pháp cho phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệu giải pháp cho phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Ảnh Internet

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, lực lượng DN KH&CN mặc dù chưa nhiều về mặt số lượng như kỳ vọng, nhưng tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khá rõ nét, góp phần nâng cao năng lực DN trong hội nhập quốc tế. Song, để đạt mục tiêu hình thành 5.000 DN KH&CN vào năm 2020 là chặng đường đầy gian nan, cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển KH&CN.

Tại Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều DN chưa đăng ký DN KH&CN. Trong khi, theo tiêu chí DN KH&CN, cả nước có hơn 3.000 DN đủ điều kiện chứng nhận DN KH&CN. Nguyên nhân là do nhiều DN đang hưởng các ưu đãi ở lĩnh vực khác với mức cao hơn hoặc tương đương. Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến một số ưu đãi cho DN KH&CN chưa đồng bộ với hệ thống các chương trình, đề tài của các cấp, ngành. 

Trước tình hình đó, để đạt mục tiêu đề ra, Bộ KH&CN đang đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách; đảm bảo sự hợp tác, thống nhất giữa các cơ quan chức năng thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển DN KH&CN; đồng bộ hóa hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN, đổi mới sáng tạo; chú trọng thực hiện cơ chế giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. 

Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường xây dựng triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển DN KH&CN; chương trình hỗ trợ ươm tạo, thành lập và phát triển DN; triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN đến năm 2025... Đồng thời, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN; hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN, ưu đãi thuế đối với DN KH&CN.