25/04/2024 lúc 15:38 (GMT+7)
Breaking News

Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu

VNHN - Ngày 07 tháng 10 năm 2020, tại Trường Đại học Thương Mại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: "Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu" do Trường Đại học Thương mại và trường Đại học Lao động Xã hội đồng tổ chức.

VNHN - Ngày 07 tháng 10 năm 2020, tại Trường Đại học Thương Mại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: "Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu" do Trường Đại học Thương mại và trường Đại học Lao động Xã hội đồng tổ chức. Buổi hội thảo diễn ra sôi nổi với sự góp mặt của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước cùng Ban lãnh đạo Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Lao động Xã hội cùng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đại diện các doanh nghiệp cùng chia sẻ tham luận.

Thuật ngữ công dân toàn cầu gần đây được nhắc đến rất nhiều dưới góc độ của các nhà quản trị nhân lực. Công dân toàn cầu là những người có khả năng thích ứng sống và làm việc tại nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy xu hướng công dân toàn cầu đang được sự quan tâm rất lớn của xã hội, các nền giáo dục và các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Khi thế giới chung một ngôn ngữ, chung một kiến thức, trong quá trình toàn cầu hóa có một nhóm người sống và làm việc qua nhiều quốc gia, những người này nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và trở thành hình mẫu cho một kiểu công dân – toàn cầu. 

GS.TS. Nguyễn Mại – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho rằng: Chủ đề Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số hóa và kinh tế số đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người.

Ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh – Chủ tịch công ty cổ phần King Broker, Trưởng BTC Lễ hội việc làm Job Festival chia sẻ: Tôi chia công dân toàn cầu làm 4 cấp độ (Thứ nhất là những người có khả năng lưu trú đa quốc gia, Thứ hai những người có khả năng làm việc tại đa quốc gia, Thứ ba những người có khả năng lãnh đạo & thành công trong môi trường đa quốc gia, Thứ tư là những người có tầm ảnh hưởng quốc tế). Chúng ta cần nhiều hơn những cá nhân có tầm ảnh hưởng quốc tế. Một trong những đối tượng phù hợp nhất để ươm mầm và đào tạo siêu công dân toàn cầu là những cá nhân kiệt suất, họ đã có một trí tuệ tư chất vượt bậc, nếu được bồi dưỡng vễ ngoại ngữ, kĩ năng mềm, tư duy và giáo dục đầy đủ về sứ mệnh và tinh thần yêu nước chắc chắn ở tương lai không xa những con người này sẽ kiến tạo đất nước, nhân bản công dân toàn cầu  một cách nhanh chóng. 

PGS.TS. Lê Thanh Hà – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động Xã hội cho rằng: Công dân toàn cầu còn thể hiện ở khả năng hòa nhập với cộng đồng, cách thức làm việc nhóm. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam tiến bộ so với thời kỳ hội nhập hóa rất nhiều. Chương trình đạo tạo QTNL của các ngành đào tạo của Việt Nam hoàn thiện nhiều và nội dung đào tạo có chất lượng hơn. Công dân toàn cầu cần gì thì các Trường Đại học, cơ sở đào tạo nên đào tạo cho các sinh viên các kỹ năng mềm như kỹ năng hùng biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thức tiến hành công việc để sinh viên có cách xử lý tương ứng, để ngành đào tạo QTNL có thể thích ứng trong bối cảnh mới.

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Trưởng Khoa Quản trị nhân lực, Đại học Thương mại – Chủ tọa Hội thảo đại diện BTC trân trọng cám ơn những tham luận và chia sẻ quý báu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường giao lưu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý lao động, quản trị nguồn nhân lực; đẩy mạnh hợp tác giữa trường đại học với tổ chức, doanh nghiệp trong đào tạo. 

Hội thảo này là một chương trình chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Thương mại; 10 năm thành lập Khoa Quản trị nhân lực vào năm 2020 và 60 năm thành lập trường Đại học Lao động Xã hội vào năm 2021.