20/04/2024 lúc 14:57 (GMT+7)
Breaking News

Phát phiếu đi chợ: Đà Nẵng mong giãn cách xã hội triệt để hơn!

VNHN - Dư luận tại Đà Nẵng hai hôm nay xôn xao vụ việc sở Công Thương địa phương đề xuất áp dụng phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn lẻ với người dân, với những bình luận lo lắng về diễn biến dịch bệnh ở địa bàn có thể nghiêm trọng hơn. Song theo các cơ quan chức năng, đề xuất này chỉ mới là thí điểm, để lựa chọn giải pháp tốt nhất, gia tăng hiệu quả công tác giãn cách xã hội trên địa bàn Đà Nẵng.

VNHN - Dư luận tại Đà Nẵng hai hôm nay xôn xao vụ việc sở Công Thương địa phương đề xuất áp dụng phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn lẻ với người dân, với những bình luận lo lắng về diễn biến dịch bệnh ở địa bàn có thể nghiêm trọng hơn. Song theo các cơ quan chức năng, đề xuất này chỉ mới là thí điểm, để lựa chọn giải pháp tốt nhất, gia tăng hiệu quả công tác giãn cách xã hội trên địa bàn Đà Nẵng.

Trao đổi với Việt Nam Hội nhập, bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó Giám đốc sở Công Thương Đà Nẵng xác nhận những thông tin, mẫu phiếu đi chợ lan truyền trên mạng xã hội là có thật, do sở này đang giao ban quản lý một số chợ dân sinh thí điểm triển khai. “Chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe phản hồi để điều chỉnh và đi đến trình thành phố một kế hoạch tốt nhất”.

Việc giãn cách xã hội tại các chợ Đà Nẵng vẫn chưa được thực thi tốt.

Cần tăng cường hơn việc giãn cách!

Theo bà Mai, ý tưởng đề xuất phát phiếu đi chợ cho người dân nảy sinh từ thực tế sau 14 ngày giãn cách xã hội trên diện rộng vừa qua tại Đà Nẵng. Những thống kê đánh giá cho thấy, việc tổ chức giãn cách, và ý thức giãn cách xã hội của người dân Đà Nẵng diễn ra rất tốt, mọi người dân đều rất tự giác giới hạn việc đi lại, tiêu dùng, đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn… Kể cả một chủ trương “khó” là cấm các cửa hàng, quán ăn hoạt động, cộng đồng cũng thực thi rất tốt, không hề có phản ứng tiêu cực nào.

Tuy nhiên, tình hình người dân mua sắm tại các chợ ngày càng gia tăng với mật độ vào chợ ngày càng nhiều. Hiện tượng này làm giảm hiệu quả giãn cách xã hội, tiềm tàng nguy cơ dịch bệnh lây lan nếu có đối tượng bị lây nhiễm đi vào các chợ. Do đó, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng có gợi ý ngành công thương nên xem xét, đánh giá lại khả năng kiểm soát, vận động người dân hạn chế cảnh tụ tập và tiếp xúc gần trong các chợ.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đánh giá, sau 14 ngày giãn cách diện rộng, kết quả cho thấy có sự khả quan về kiểm soát dịch bệnh tại Đà Nẵng. Nhưng điều này không cho phép thành phố lơi lỏng, mà trái lại, cần phải gia tăng thêm các kế hoạch, hoạt động xiết chặt hơn về an toàn dịch bệnh trong cộng đồng. Trước mắt, chủ trương giãn cách xã hội ở Đà Nẵng vẫn phát huy tốt tác dụng, không cần phải nâng mức kiểm soát. Song hiệu ứng giãn cách, thực chất việc giãn cách vẫn chưa thật sự quyết liệt và đồng bộ, nhiều khâu vẫn còn lỗ hổng, như an toàn dịch tễ tại các chợ. Cho nên, tìm giải pháp tăng cường thêm chủ trương giãn cách là cần thiết, và chính quyền thành phố rất muốn lắng nghe, tiếp nhận những đề xuất hữu hiệu như vậy trong thời gian tới. Đề xuất của sở Công Thương là một trong những ý kiến đóng góp như vậy, cần thí điểm, đánh giá và đúc kết lại, để có thể triển khai thực tế, tăng thêm khả năng phòng chống dịch COVID-19.

Mẫu phiếu đi chợ đang được phát thí điểm ở một số chợ dân sinh Đà Nẵng.

Quan trọng ở lòng dân!

Theo đề xuất của sở Công Thương Đà Nẵng, người dân địa phương qua tổ dân phố sẽ được phát các phiếu đi chợ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội bởi dịch bệnh COVID-19, với hình thức phân chia ngày chẵn, ngày lẻ, mỗi tháng bình quân 10 phiếu/gia đình. Như vậy, lượt ra vào, đến các chợ của người dân sẽ giảm, tần suất người tham gia cùng lúc tại các chợ, chủ yếu là chợ dân sinh, sẽ được giãn rộng ra. Nguy cơ lây nhiễm chéo với cộng đồng, qua cách này sẽ được giảm thiểu.

Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc sở Công Thương bày tỏ, việc điều chỉnh người dân tham gia mua sắm ở chợ sao cho hợp lý, là cần thiết trong cảnh dịch bệnh nguy hiểm hiện nay. Thực tế đời sống người dân Đà Nẵng cũng khá cao, đa số gia đình đều có thiết bị trữ lương thực, thực phẩm ở nhà, nên không phải nhà nào cũng đi chợ hàng ngày. Nhiều gia đình có cả thói quen đi chợ một lần cho cả tuần lễ sinh hoạt. Do đó, tuy việc phát phiếu là mới, song chắc chắn không phải là việc khó thực hiện với người dân Đà Nẵng.

Tuy nhiên, để bảo đảm chính sách đi vào thực thi tốt nhất, sở Công Thương vẫn mới tổ chức thí điểm ở một số chợ dân sinh của Đà Nẵng, tiếp tục nghe đề xuất, góp ý và cả công tác truyền thông ra sao, mới trình chính thức lên chính quyền thẩm duyệt đề xuất này.

Quan trọng ở lòng dân. Mọi người đừng nhìn nhận cực đoan việc hạn chế lượt đi chợ là ngăn sông cấm chợ, là phong tỏa dân cư như một số tin đồn thất thiệt về tình hình Đà Nẵng. Đây chỉ là biện pháp tăng cường giãn cách xã hội sao cho hiệu quả hơn mà thôi”. Ông Bắc nhấn mạnh như vậy.

Với một số ý kiến cho rằng, nếu thực tế người dân Đà Nẵng đã quen tập quán ít đi chợ, thì chủ trương phát phiếu đi chợ chỉ có tính hình thức và gây phiền hà, làm nặng tâm lý xã hội, ông Bắc nhìn nhận cũng là một hướng nhìn đáng quan tâm, nên tiếp thu để tiếp tục chỉnh sửa đề xuất chung.

Cơ bản cái gì làm tốt cho người dân, và nhất là bảo đảm phòng chống dịch bệnh ở mức hiệu quả nhất trong hoàn cảnh hiện này, tôi tin là thành phố sẽ thực hiện ngay”. Bà Thùy Mai nhìn nhận như vậy.

  • Tags: