20/04/2024 lúc 09:36 (GMT+7)
Breaking News

PGS.TS.BSCC Nguyễn Văn Chi - Trọn tâm huyết vì sức khỏe nhân dân

VNHN - PGS.TS.BSCC Nguyễn Văn Chi - Bí thư Chi bộ, Phụ trách khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai là một người thầy thuốc nhiệt thành, tận tâm, giàu y đức, luôn miệt mài nghiên cứu và hết lòng vì sức khỏe người bệnh muôn nơi. Đối với ông, niềm hạnh phúc bình dị mà thật trân quý, ý nghĩa của ông chính là được gửi trọn tâm tình qua những cống hiến đáng trân trọng với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

VNHN - PGS.TS.BSCC Nguyễn Văn Chi - Bí thư Chi bộ, Phụ trách khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai là một người thầy thuốc nhiệt thành, tận tâm, giàu y đức, luôn miệt mài nghiên cứu và hết lòng vì sức khỏe người bệnh muôn nơi. Đối với ông, niềm hạnh phúc bình dị mà thật trân quý, ý nghĩa của ông chính là được gửi trọn tâm tình qua những cống hiến đáng trân trọng với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

PGS.TS.BSCC. Nguyễn Văn Chi sinh năm 1961, nguyên quán ông tại phường Dĩnh Kế, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - miền quê giàu truyền thống lịch sử của cả nước. Phường Dĩnh Kế, Tp. Bắc Giang quê hương của ông xưa kia vốn có tên là Phượng Nhỡn thuộc Phủ Lạng Thương - Trấn Kinh Bắc. Một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, quê hương của vị trạng nguyên tài, đức Giáp Hải. Một vùng đất với nhiều làng nghề truyền thống.

Tiếp nối và phát huy truyền thống hiếu học quê nhà, ngay khi còn nhỏ, PGS.TS Nguyễn Văn Chi đã miệt mài, chăm chỉ với con đường học tập. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành HSCC của trường ĐH Y Hà Nội với đề tài “bệnh lý tổn thương phổi cấp”, ông về công tác tại Khoa HSCC A9 Bệnh viện Bạch Mai. Xuyên suốt chặng đường sự nghiệp đã qua, nhắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Chi là nhắc đến hình ảnh một thầy thuốc, nhà giáo tận tụy, trách nhiệm, miệt mài với chuyên môn, nghiên cứu khoa học đồng thời là giảng viên của trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Thăng Long và Trung tâm đào tạo BV Bạch Mai.

Người nhà bệnh nhân tặng quà bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu đậm đến PGS.TS Nguyễn Văn Chi và tập thể cán bộ y bác sỹ Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.

Trong quá trình giảng dạy và công tác, ông đã có nhiều sáng kiến, cải tiến hoạt động điều trị, đặc biệt là điều trị bệnh lý phức tạp về tim mạch, hô hấp, đột quỵ não, biến chứng đái tháo đường. Những năm còn khó khăn thiếu thốn phương tiện, ông đã có sáng tạo làm canuyn mở khí quản, qua đó nhiều bệnh nhân được điều trị hiệu quả cao. Ông luôn có quan điểm, muốn làm tốt cho người bệnh thì mình phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trong thời gian công tác tại Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, là chuyên khoa đầu ngành quốc gia, với vị trí lãnh đạo khoa cấp cứu A9 và phó chủ tịch phân hội cấp cứu Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Chi đã tham gia và trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh, thành phố xây dựng và phát triển hệ thống các khoa cấp cứu và cấp cứu trước bệnh viện, ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật tiến tiến trong chuyên môn lâm sàng, luôn tâm huyết với nghề, ông không ngừng học hỏi, tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên ngành cấp cứu tại Nhật Bản, đào tạo cấp cứu hồi sức thần kinh tại Mỹ, đào tạo chuyên đề đột quỵ não của hội đột quỵ châu Âu tại cộng hòa Áo, chương trình chuyên đề nội tiết đái tháo đường tại Pháp.

Năm 2011, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về đề tài“Tăng đường huyết và nhồi máu cơ tim” tại Trường ĐH Y Hà Nội. Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đến nay PGS.TS Nguyễn Văn Chi đã tham gia 4 đề tài cấp Bộ y tế với tư cách chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm và thành viên nghiên cứu, tham gia 5 nghiên cứu hợp tác quốc tế về đột quỵ não và tăng huyết áp trong đó có 3 nghiên cứu ông là chủ nhiêm đề tài.

Ngoài ra ông còn làm chủ nhiệm của trên 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, biên soạn và tham gia biên soạn 29 đầu sách y học, hơn 80 bài báo và công trình khoa học trong đó có 4 bài báo đăng ở các tạp chí y học uy tín trên thế giới. Về kết quả đào tạo, ông đã hướng dẫn khoa học đào tạo nhiều nghiên cứu sinh, hướng dẫn 14 học viên cao học, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, 2 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Bên cạnh việc tận tụy chữa trị cho bệnh nhân, hằng năm, ông cùng đồng nghiệp tổ chức nhiều hoạt động từ thiện.

Ông là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức 6 hội thảo quốc tế lớn thường niên về lĩnh vực cấp cứu hồi sức quy tụ hàng trăm nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đên từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản và nhiều quốc gia, ông đã tham dự và báo cáo khoa học tại nhiều hội thảo quốc tế và quốc gia. Ông cung nỗ lực trong các chương trình hợp tác quốc tê với Liên đoàn cấp cứu quốc tế (IFEM), hội cấp cứu Mỹ (ACEP), Nhật Bản, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, hội cấp cứu trước viện châu Á,.. Công việc tại Khoa Cấp cứu rất bận rộn, để được trò chuyện với ông, tôi phải chờ hơn một giờ đồng hồ.

Hơn 17 giờ 30 phút, sau khi kết thúc cuộc hội chẩn cho bệnh nhân nặng, ông trao đổi nhanh với chúng tôi. Nơi ông làm việc, bệnh nhân thường xuyên quá tải. Công việc nhiều áp lực nhưng ông và các đồng nghiệp luôn cố gắng hoàn thành tốt. May mắn là Khoa cấp cứu A9 là một tập thể đoàn kết gắn bó với nghề, các bác sĩ trong khoa hầu hết là bác sĩ nội trú nên chuyên môn rất xuất săc, trách nhiệm cao với người bệnh và đã được đào tạo tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Úc,.Khoa là nơi nhiều kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế được áp dụng cứu chưa người bệnh.

Ông thích chia sẻ về lĩnh vực chuyên môn hơn cuộc sống cá nhân của mình. Chính vì thế, mỗi khi có một bài viết trên báo hay chia xẻ trên truyền hình thì đều thấy ông chia sẻ về lĩnh vực chuyên môn, ông khuyến cáo người dân cách phòng, chữa bệnh như: Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ, hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đột quỵ; các nguyên nhân liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim, phương pháp phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim. 

Bên cạnh việc tận tụy chữa trị cho bệnh nhân, hằng năm, ông cùng đồng nghiệp tổ chức nhiều hoạt động từ thiện. Riêng tại quê hương Bắc Giang, ông đã đứng ra tổ chức hàng chục buổi khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Với tình cảm và việc làm của ông, nhiều người khi ra viện đã viết thư, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bác sĩ Chi. Hơn 30 năm công tác tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS, bác sĩ cao cấp, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Chi đã có nhiều đóng góp cho ngành Y học nước nhà.

Với những đóng góp ấy, ông đã được Đảng, Nhà nước và ngành Y trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 05 lần, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế 06 lần, Bằng khen của chủ tịch: UBND tỉnh Bắc Giang, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam.

Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chiến si thi đua cấp Bộ y tế, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 16 năm liên tục, Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân của Bộ trưởng Bộ y tế; Giải nhì hội thi sáng tạo kỹ thuật, giải 3 báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học. Vinh dự là thế, nhưng ông tâm sự: “Với tôi, phần thưởng cao quý nhất chính là sự tin yêu, quý trọng của bệnh nhân và người thân của họ”.