25/04/2024 lúc 23:40 (GMT+7)
Breaking News

Nông dân miền Tây sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu

VNHN - 10.000 ha lúa tại nhiều tỉnh miền Tây đang thử nghiệm dùng thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc trừ sâu.

VNHN - 10.000 ha lúa tại nhiều tỉnh miền Tây đang thử nghiệm dùng thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc trừ sâu.

Nguyên lý phun thuốc của thiết bị bay không người lái là dùng khí thải của động cơ, tạo sự chênh lệch áp suất trong thùng chứa thuốc từ 0,2 đến 0,3 KG/cm2, sự chênh áp đó được xác định bởi một truyền cảm áp suất lắp trong thùng chứa thuốc. Khi phun thuốc, người phi công nhìn thấy đèn xanh, báo hiệu trong thùng còn thuốc thì bật công tắc, van sẽ mở, thuốc từ trong thùng chứa dưới áp lực của sự tăng áp, qua van chảy xuống vòi phun, phun ra ngoài. Khi hết thuốc, đèn đỏ bật lên, kết thúc việc phun thuốc.

Máy canh tác 3 trong 1: sạ giống, phun thuốc và rải phân của Công ty Maruyama (Nhật Bản).

Khó khăn nhất của việc thiết kế và sản xuất hệ thống phun thuốc là khâu chế tạo các vòi phun. Yêu cầu đối với vòi phun khi phun thuốc ra phải đạt độ mù, tức là kích thước hạt thuốc phải thật nhỏ, mật độ hạt thuốc phải đạt từ 15 đến 20 hạt/cm2 mới đáp ứng yêu cầu diệt sâu.

Để đảm bảo được các yêu cầu đó, sau khi chế tạo, Chi cục Bảo vệ thực vật phía Nam đã phải vào sân bay Biên Hòa, theo dõi và đánh giá kết quả, xác định chất lượng qua việc bay phun thử bằng nước. Các cán bộ Chi cục đã mang vào sân bay nhiều tấm kính có kích thước 2x4cm, đặt chúng trên đường băng rồi cho trực thăng bay qua để phun. Căn cứ vào số lượng và kích thước hạt nước để đánh giá chất lượng của thiết bị.

Lần thứ nhất kết quả không tốt, hạt nước còn to, mới đạt độ sương, mật độ thưa. Một số hộ nông dân tham gia thử nghiệm trong vụ lúa vừa qua cho biết, dùng drone trong canh tác giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên nước và bảo vệ sức khỏe do không cần trực tiếp phun thuốc. Hiện nay ứng dụng máy này là hợp lý nhất vì phun bằng nó thì đạt được độ đồng đều, chứ dùng tay thì vẫn sót.

Thiết bị bay không người lái trình diễn phun thuốc trừ sâu tại Long An hôm 30/10.

Yếu tố thứ hai là môi trường. ''Nếu phun thủ công thì tốn tối đa đến 200 lít nước còn máy này chỉ trên dưới 10 lít thôi. Dùng máy bay này thì phun trừ dịch bệnh, sâu hại, trừ cỏ đều được", ông Đặng Văn Sữa tại Mộc Hóa, Long An nói. Theo ông Sữa, điều chỉnh lại vòi phun để phun thuốc và phải thí nghiệm đi, thí nghiệm lại nhiều lần đến khi đạt được độ mù. Lúc đó, các cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật phía Nam mới xác định đạt được các yêu cầu kỹ thuật của việc phun thuốc.

Ông Phạm Tấn Hào tại Tân Hưng, Long An nói rằng, khi phun thuốc thủ công, mỗi ha lúa tốn khoảng 160.000 đồng tiền thuê người, hay dao động 14.000 - 15.000 đồng mỗi bình thuốc. Vụ vừa rồi, ông phun bằng drone thì chi phí cao hơn một chút. Tuy nhiên, lượng thuốc giảm được 20%, năng suất tăng 10-15%. Ông nói sẽ dùng drone trong toàn vụ Đông Xuân tới. "Thứ nhất là tiết kiệm công lao động rất lớn. Thứ hai là đạt được sự đồng đều, chứ phun thuốc bằng tay thì cũng có nhiều lỗi", ông Hào phân tích.

10.000 ha lúa đang thử nghiệm dùng drone trong canh tác thuộc nhiều tỉnh miền Tây như Long An, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu... là vùng nguyên liệu của Tập đoàn Lộc Trời. Theo các chuyên gia kỹ thuật "3 Cùng" của tập đoàn này, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ nhỏ và mịn. Đó là điều kiện giúp nông giảm lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao.

Nông dân tỉnh Long An theo dõi trình diễn phun thuốc bằng máy bay không người lái công nghệ Mỹ.

Thử nghiệm trong vụ lúa vừa qua cho kết quả, năng suất lao động tăng từ 15 đến 30 lần, giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với phun xịt thông thường để phòng trị dịch hại; giảm tổn thất sản lượng lúa 150 -200 kg mỗi ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị dẫm đạp. Ngoài ra, phương thức này có thêm các ưu điểm như khả năng tập trung drone để dập dịch nhanh; chủ động thời gian với khả năng phun ban đêm; phun chính xác với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chuẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại.

"Trước hết, vẫn còn khoảng cách giữa việc nghiên cứu với triển khai, áp dụng thực tế vào đồng ruộng vì còn những khác biệt về điều kiện, địa lý, khí hậu... nên cần nghiên cứu thêm để đúc kết. Vụ tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thí điểm trên vùng nguyên liệu của tập đoàn để hoàn thiện quy trình", ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết.

Ngoài chi phí đầu tư, do việc dùng drone trong nông nghiệp tại Việt Nam còn tương đối mới nên ông Thòn cho biết sẽ phổ biến kỹ thuật này theo từng bước. Bước một, tập đoàn sẽ làm dịch vụ phun bằng drone cho nông dân. Bước hai, tiến tới tập huấn và triển khai ở các hợp tác xã. Sau đó, khi hiệu quả đã được kiểm chứng qua thời gian, một số hộ có điều kiện và nhạy bén sẽ chủ động tự đầu tư.

Tuy việc dùng trực thăng phun thuốc giá thành cao hơn nhiều so với cách phun thủ công của bà con nông dân, nhưng nếu đem so sánh giá thành đó với kết quả nó mang lại như diệt được ổ dịch, cứu được mùa màng trên diện rộng hoặc cả một khu rừng không bị sâu phá hoại thì chắc chắn sẽ lợi hơn nhiều. Mặt khác, nó cũng đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người nông dân khi trực tiếp phun thuốc trên đồng.