16/04/2024 lúc 14:05 (GMT+7)
Breaking News

Những chính sách vực dậy nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch toàn cầu

VNHN - Trên cơ sở dự kiến từ những tác động trực tiếp của dịch Covid-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê đã xây dựng các chính sách tăng trưởng với dự kiến nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020.

VNHN - Trên cơ sở dự kiến từ những tác động trực tiếp của dịch Covid-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê đã xây dựng các chính sách tăng trưởng với dự kiến nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020.

Bên cạnh mục tiêu phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, giữ tốc độ tăng trưởng.

Cơ hội từ những thách thức

Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid -19, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2020 của nước ta đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 10 năm 2011-2020 với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực. Cũng trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát và khống chế ngay trong quý II, dịch tả lợn châu Phi được khống chế hoàn toàn, tái đàn lợn thành công thì các ngành công nghiệp chế biến chế tạo được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Chính phủ giải ngân hết vốn đầu tư công và có các chính sách thuế, chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể. Hệ thống phân phối lưu thông sẽ cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau dịch Covid-19 thì nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng đạt mục tiêu 6,8%.

Tác động của dịch bệnh khiến cho nền kinh tế bị trì trệ

Báo cáo của Sở Công Thương TP cho thấy, người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền thống, do được hỗ trợ nhiều tiện ích giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng thêm... Ngoài ra, ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến nên hệ thống siêu thị hoạt động theo phương thức đa kênh sẽ được hưởng lợi, tăng sức mua so với cùng kỳ.

Nhiều nhà bán lẻ và đơn vị sản xuất, kinh doanh đã xem đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp kích cầu tiêu dùng và góp phần duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự hỗ trợ kịp thời và mạnh mẽ của nhà nước

Về phía Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc với các địa phương để bàn về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cho 4 nội dung: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, hỗ trợ người lao động bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch Covid-19.

Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính cũng đề nghị để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo ý kiến của các chuyên gia, những đề xuất và giải pháp như dự thảo nghị định gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thủ tướng cũng yêu cầu, các gói hỗ trợ hiện nay còn ít, cần nâng cao hơn. Các biện pháp cũng cần hướng tới mục tiêu tái cơ cấu lại doanh nghiệp và nền kinh tế, tái cơ cấu thị trường, tổ chức lại sản xuất đào tạo. Nhằm khích lệ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn./.