20/04/2024 lúc 20:33 (GMT+7)
Breaking News

Những “chiến binh” thầm lặng trên mặt trận phòng, chống Covid-19

VNHN - Có thể nói 2 tháng qua, cuộc chiến chống dịch Covid-19 đạt được kết quả như hôm nay phải kể đến sự đóng góp, hy sinh rất lớn của các y, bác sĩ, nhân viên y tế - các lực lượng quân đội, công an không quản ngày đêm. Họ đã và đang là những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến “chống dịch bệnh”,  canh sự “bình yên” cho cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt, cũng như hoàn thành một trọng trách lớn lao mà Chính phủ  và nhân dân giao phó.  

VNHN- thể nói 2 tháng qua, cuộc chiến chống dịch Covid-19 đạt được kết quả như hôm nay phải kể đến sự đóng góp, hy sinh rất lớn của các y, bác sĩ, nhân viên y tế - các lực lượng Quân đội, Công an, không quản ngày đêm. Họ đã và đang là những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến “chống dịch bệnh”, canh sự “bình yên” cho cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt, cũng như hoàn thành một trọng trách lớn lao mà Chính phủ  và nhân dân giao phó.  

 

 Điểm chốt chặn kiểm tra y tế tại khu vực đèo Lò Xo giáp ranh giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum

Những “chiến binh” thầm lặng nơi tuyến đầu chống dịch

Trong suốt hơn 2 tháng qua, có thể thấy rõ rằng, Chính phủ Việt Nam đã hành động “nhanh và quyết liệt” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đến nay, Việt Nam thành công bước đầu là nhờ sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phải khẳng định vai trò trụ cột của Chính phủ, sự đồng hành của các địa phương, của các lực lượng quân đội, công an, ngành y tế. Đó còn là sự chi viện, ý thức của người dân đồng lòng với Chính phủ trong phòng chống Covid-19.

Các lực lượng quân đội, công an, y tế, không quản ngại ngày đêm kiểm tra y tế tại khu vực biên giới giữa Gia Lai - Kon Tum giáp ranh với Campuchia

Những ngày này dường như người dân cả nước “được nghỉ”: Thì khối cảnh sát, bộ đội, y tế, tình nguyện viên… vẫn kề vai sát cánh cùng người dân không quản ngày đêm trong cuộc chiến nhằm đẩy lùi dịch bệnh, mang lại sự bình yên cho người dân. Sự hy sinh thầm lặng của họ vì sức khỏe của cộng đồng là không thể kể hết...

Hình ảnh những cán bộ y tế, chiến sĩ Quân đội, Công an, tình nguyện viên đang ngày đêm chống dịch nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe Nhân dân.

Ai nấy đều chứng kiến tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của mọi tầng lớp Nhân dân. Sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tập thể đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch bệnh toàn cầu.

Trong cuộc chạy đua với thời gian để chống lại chủng mới Sars-CoV-2, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không nề hà đến công việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh... Hình ảnh những cán bộ y tế những chiến sĩ Quân đội, Công an, tình nguyện viên,  nơi tuyến đầu chống dịch đang gồng mình chiến đấu ngày đêm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe Nhân dân đã lay động lòng người.

Một điểm chốt kiểm soát chống dịch Covid 19 tại tỉnh Đăk Lăk

Những con người sẵn sàng cống hiến, hy sinh, vì sự bình yên cho Tổ quốc

Thật xúc động khi trên mọi miền Tổ quốc, hàng triệu chiến sĩ, tình nguyện viên đang đồng hành, chung tay chống dịch bệnh. Hình ảnh những người lính áo xanh đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ, chia ca trực 24/24h đảm bảo an ninh ở những khu vực biên giới, hàng đêm "thức cho dân ngủ" đã trở nên quen thuộc. Những con người sẵn sàng cống hiến hy sinh trong mọi hoàn cảnh, điều kiện vật chất khó khăn, sẵn sàng “nhường cơm, sẻ áo”, ăn, ngủ vạ vật, dành chỗ ăn ở sạch sẽ, ấm áp của mình cho người cách ly…

Câu chuyện đau lòng nhất vẫn là sự ra đi của đại úy Đặng Thanh Tuấn 41 tuổi và trung sĩ Võ Văn Toàn (23 tuổi) thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng hôm tối ngày 02/4 vừa qua.

Trong cuộc chiến đấu chống “giặc dịch” giữa thời bình, còn rất nhiều câu chuyện cảm động về những cống hiến, hi sinh không thể kể hết của những “chiến binh áo xanh”. Câu chuyện đau lòng nhất vẫn là sự ra đi của đại úy Đặng Thanh Tuấn 41 tuổi và trung sĩ Võ Văn Toàn (23 tuổi) thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng, khi đang ăn dang dở bát mì tôm thì nhận được thông báo qua bộ đàm từ Trung tâm Thông tin chỉ huy (Công an TP.Đà Nẵng) rằng có người dân báo tin khẩn có nhóm đua xe, cướp giật tại Q.Sơn Trà". “Đại uý Tuấn và Trung sĩ Toàn lên đường thực hiện nhiệm vụ, khi bát mì tôm chưa kịp ăn hết, đó cũng là bữa ăn cuối cùng của các anh với đồng đội. Sau bữa ăn đó các anh đã ra đi khi chưa kịp mua tặng mẹ chai mắm ngon cho mẹ ăn, chưa kịp mua cho các con chiếc áo mới...

Hình ảnh mẹ đại úy Tuấn với đôi mắt đỏ hoe, nhìn con mình tại nhà tang lễ mà đau xót.  

Hay như hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng đội chiếc khăn trắng, mắt đỏ hoe, ngậm ngùi dâng nén hương vọng về quê mình – nơi người Cha anh qua đời nhưng vì nhiệm vụ không thể nào về tiển Cha lần cuối mà đau lòng. Vừa thương, vừa xót xa cho người con hiếu thảo, “nuốt nước mắt” tiễn biệt cha mình cách xa hàng trăm cây số. Có lẽ, trong những ngày tháng bình yên để người dân có thể yên tâm chống dịch, những chiến sĩ như anh là những trái tim cống hiến, thầm lặng. Họ hi sinh cái riêng để cho một cái chung lớn lao đó là Tổ quốc, là đồng bào.

Hay như hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng đội chiếc khăn trắng, “nuốt nước mắt” tiễn biệt cha mình cách xa hàng trăm cây số, làm lay động lòng người.

Rất nhiều chiến sĩ hoãn đám cưới, nhiều người không kịp về cùng vợ “vượt cạn”. Trong những mảnh ghép ấy, có buồn, có vui, có xót xa, có cả máu và nước mắt của các anh để lại, vì nhiệm vụ Tổ quốc là thiêng liêng, hy sinh cho đất nước cho đồng bào thì thời kỳ nào vẫn có. Những đóng góp ấy, giống như một ánh sáng của niềm tin, ngọn lửa của tình người, tình đồng bào thắp sáng trong đêm tối. Họ chính là những cánh chim không nghỉ, miệt mài đứng đầu “trận tuyến” khi bão tới, bảo vệ sự bình yên cho những người cùng chung giống nòi.

Những hình ảnh đó đã chạm đến trái tim của bất cứ ai, xúc động trước những hình ảnh làm lay động lòng người ấy, Họ xứng đáng là những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến “chống dịch bệnh”, canh sự “bình yên” cho cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt.  

Chính họ mà Tổ quốc được bảo vệ, đồng bào được yên tâm cùng nhau chống dịch, họ tạm gạt những nỗi buồn cá nhân để hoàn thành một trọng trách lớn lao mà Chính phủ cũng như toàn dân giao phó.