24/04/2024 lúc 17:28 (GMT+7)
Breaking News

Nhiều DN Nhật Bản tiếp tục muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

VNHN - Sáng ngày 04/3/2019, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức buổi công bố Kết quả khảo sát "Về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật Bản tại Việt Nam"

VNHN - Sáng ngày 04/3/2019, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức buổi công bố Kết quả khảo sát "Về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật Bản tại Việt Nam"

Ngài Kitagawa Hironobu - Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết: Đợt khảo sát được tiến hành từ ngày 09/10 đến ngày 09/11/2018 nhằm tập trung đánh giá về tình hình hoạt động của các DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam và cung cấp thông tin về kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như nhận định về môi trường đầu tư tại Việt Nam...

Ngài Kitagawa Hironobu - Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản thông tin tại buổi công bố Kết quả

Theo kết quả khảo sát, tại Việt Nam tỷ lệ DN trả lời “có lãi” chiếm 65,3%. Tỷ lệ có lãi đối với những DN thành lập trước năm 2010 ổn định ở mức trên dưới 80%, điều này cho thấy việc đầu tư lâu dài là có lãi.

Với khoảng 70% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có phương châm “mở rộng kinh doanh” thì so với các nước khác khả năng mong muốn tiếp tục mở rộng là tương đối cao. Ngay cả đối với những DN thành lập trước năm 2010 cũng có 67,1% DN có phương châm mở rộng, điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư quan trọng. Lý do chính của việc mở rộng thì “tăng trưởng doanh thu” là lý do lớn nhất, tiếp đến là nhiều DN thể hiện kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao.  Cùng với quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ được các DN đề cập đến là những lợi thế chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nhiều DN Nhật Bản, vẫn còn một số hạng mục đáng quan ngại, cụ thể: Việc mua nguyên liệu, linh phụ kiện trong nước có tỷ lệ hóa đạt 36,3% đạt mức tăng cao nhất trong số các quốc gia là đối tượng khảo sát, và kể từ năm 2010 thì hằng năm tỷ lệ nội địa hóa đều gia tăng dần, nhưng nếu so với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam vẫn ở mức thấp. Từ 10 năm trở lại đây, tỷ lệ mua từ  các DN nội địa của Việt Nam là 14,4%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp và các DN nội địa của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện.

Toàn cảnh buổi công bố kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật Bản tại Việt Nam.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số có vai trò rất quan trọng đối với các DN, mặc dù các DN Nhật Bản tại Việt Nam ứng dụng điện toán đám mây là nhiều nhất. Nhưng nhìn về trung và dài hạn thì sẽ có nhiều DN ứng dụng có công nghệ liên quan đến Internet kết nối vạn vật (IoT) và có thể ngày càng được các DN Nhật lựa chọn là một vấn đề cần quan tâm phát triển điều này phù hợp với chiến lược phát triển công nghệ số của Chính phủ Việt Nam.

Tại Lễ công bố, ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng cho biết: Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với các luật Đầu tư nước ngoài, luật DN để hoàn thiện, tạo điều kiện cho các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có Nhật Bản để các DN Nhật Bản ngày càng tin tưởng tiếp tục đầu tư tại Việt Nam./.

Trần Hà