25/04/2024 lúc 19:44 (GMT+7)
Breaking News

Nhà giáo, nhà khoa học trong vai nhà quản lý

VNHN - PGS.TS Nguyễn Thị Chính được biết đến là một nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Tên tuổi của bà gắn liền với thương hiệu nấm linh chi và các loại nấm quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nan y.

VNHN - PGS.TS Nguyễn Thị Chính được biết đến là một nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Tên tuổi của bà gắn liền với thương hiệu nấm linh chi và các loại nấm quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nan y.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Chính, nguyên là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh, khoa Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH Nấm Linh chi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển nấm và sản phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Chân dung PGS.TS Nguyễn Thị Chính

PGS.TS Nguyễn Thị Chính sinh năm 1947 tại quê hương làng Hành Thiện, Nam Định. Bà là nhà khoa học nữ được đào tạo bài bản tại Tiệp Khắc từ sinh viên tới nghiên cứu sinh.

Sang nước ngoài học tập và nghiên cứu là niềm vinh dự không chỉ riêng bà mà còn là niềm tự hào của gia đình, của quê hương đất nước.

Kể về những tháng ngày miệt mài học tập tại nước ngoài, bà tâm sự “Hồi đó, với khát khao được vươn xa để khẳng định với bạn bè quốc tế về khả năng và trình độ của người Việt Nam lúc bấy giờ. Khi ấy, tôi còn rất trẻ và luôn vùi mình vào học tập, học không kể ngày đêm, hết trên giảng đường lại tới thư viện để mong rằng sớm lĩnh hội được những tri thức khoa học chuyên sâu rồi trở về phục vụ cho Tổ quốc”.

Năm 1973, bà là người tiên phong mang các chủng nấm năng suất nhất ở châu Âu về trồng ở Việt Nam và bà từng được Tiệp Khắc (cũ) cấp “Bằng sáng chế” về Công nghệ sản xuất nấm sò trên rơm không cần khử trùng nguyên liệu cho năng suất cao khi làm Tiến sĩ và được cấp Patent 1986. Năm 1987, bà bảo vệ thành công Luận án Phó tiến sĩ với Đề tài “Vi sinh vật trong công nghiệp trồng nấm”.

Đề tài của bà được hội đồng khoa học đánh giá rất cao về tính ứng dụng thực tế, do đó bà nhận được rất nhiều lời mời hấp dẫn ở lại làm việc cho họ. Thế nhưng bà đã quyết tâm mang kiến thức và sản phẩm nghiên cứu của mình về phục vụ cho đất nước, cho người dân của mình. 

Về nước, bà bắt tay ngay vào việc triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất nấm. Công việc quả là không dễ dàng, bởi lúc đó công nghệ sản xuất nấm ở nước ta còn quá xa lạ.

Nhiều người chưa biết đến nấm như một món ăn, thị trường tiêu thụ thì không có. Rồi những khó khăn về phòng thí nghiệm và nơi nhân giống nấm. Để khắc phục những khó khăn ban đầu, bà đã dành căn phòng nhỏ tại gia đình để làm phòng thí nghiệm.

Bằng tinh thần lao động hăng say, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học bà đã cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định những thành phần, hoạt chất quan trọng có trong nấm cũng như ứng dụng thử tại một số bệnh viện như: tài trợ nấm linh chi sinh khối cho 39 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn ở Bệnh viên K, 10 bệnh nhân HIV/AIDS cho Bệnh viện Đống Đa, 10 bệnh nhân làng ung thư Thạch Sơn, Phú Thọ, 10 bệnh nhân tiểu đường Bệnh viện Đa khoa Hà Tây, hơn 100 cháu HIV/AIDS giai đoạn muộn Ba Vì với kết quả khả quan được các bệnh viện báo cáo nấm linh chi sinh khối (Sinh Linh) có tác dụng tốt, giảm đau, tăng cường sức khỏe, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty TNHH Nấm Linh chi cũng đã được hàng vạn người tin dùng và có hiệu quả tốt, đặc biệt là ung thư, tiểu đường và bệnh do virut gây nên. Mặt khác, bà cũng là người đưa ra công nghệ thu Bào tử nấm linh chi đạt cao nhất 2 kg quả thể linh chi khô thu 1 kg bào tử nấm Linh chi, loại bào tử này tốt gấp 75 lần so với quả thể linh chi.

Không chỉ áp dụng công nghệ vào nghiên cứu nhân giống nấm dịch thể mà bà còn nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe rất có giá trị. Với kết quả nghiên cứu khoa học đã được khẳng định qua thực tế đã giúp bà trở thành người đầu tiên sản xuất thành công sinh khối Linh chi dạng sợi có khả năng làm tan u tới 87,06 %, khả năng khử gốc tự do đạt 59,9 % với liều 217µg/ml, nấm búp đạt 76,7 % (Đề tài hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc theo nghị định thư Chính phủ, 2003). 

Không chỉ có niềm đam mê, sự nhiệt huyết mà trong bà luôn dành cái tâm trong sáng, sự yêu thương, đồng cảm cùng người dân để từ đó có thêm động lực để nghiên cứu và cống hiến nhiều hơn cho khoa học. Vì lẽ đó bà đã nuôi bệnh nhân ưng thư xương tại gia đình và cho sử dụng nấm dược liệu để lấy số liệu khoa học.

Tiêu biểu năm 2002, bà nhận bệnh nhân Lê Công Dũng ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) bị ung thư xương háng trái giai đoạn muộn về điều trị tại nhà để lấy số liệu khoa học (Bệnh nhân Dũng khi ấy đã phải ngồi xe lăn và phải tiêm Morphin. Thế nhưng từ khi được bà điều trị và cho dùng nấm dược liệu hiện nay bệnh nhân Lê Công Dũng đã có vợ và có 02 con, đang làm nghề đánh cá biển). Theo PGS.TS Nguyễn Thị Chính: “Làm khoa học là phải làm thật sự, có trách nhiệm, phải không tiếc thời gian nghiên cứu thì mới hiểu được bản chất của vấn đề. Khi làm một đề tài mới, điều đầu tiên là phải tìm ra những điểm mới để đi sâu khai thác”.

Bà luôn mong muốn mang những thành quả nghiên cứu khoa học của mình để giúp bà con nông dân phát triển kinh tế và đa dạng hóa các sản phẩm về nấm trên thị trường, đồng thời có sự kết nối và mở thành chuỗi các cửa hàng, sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, bà cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi mới phát triển sản xuất, chế biến nấm quy mô nhỏ theo hướng công nghiệp. Mặc dù đã bước ra thị trường hơn 15 năm nhưng tôi mong muốn những sản phẩm của mình có thể trở nên đại trà hơn nữa, đến được với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước”. 

Để ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế của công ty trên thương trường và có điều kiện để nghiên cứu nhiều sản phẩm mới. Công ty TNHH Nấm Linh chi đã đầu tư xây dựng 02 trang trại với qui mô sản xuất bình thường để người dân có thể thực hiện được, 01 khu công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế ở TP. HCM, và sẽ cả ở Hà Nội trong tương lai gần.

Trải qua hơn 30 năm vừa giảng dạy vừa nghiên nghiên cứu và ứng dụng thực tế, ngần ấy thời gian là cả bao công sức, trí tuệ bà dày công cống hiến cho khoa học.

Bà vinh dự được nhận được nhiều phần thưởng cao quý: Bằng khen thủ tướng chính phủ năm 2002, Bằng khen và Huy chương lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo; Huy chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ; Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2002; Huy chương vàng về sản phẩm nấm linh chi sinh khối thương hiệu Sinh Linh năm 2004, Giải thưởng sản phẩm đạt tinh hoa Việt Nam trong diễn đàn APEC hội nhập và phát triển (Bột sinh khối nấm linh chi, Rượu linh chi) năm 2006; Giải thưởng tinh hoa Việt Nam (Đông trùng hạ thảo viên nang mềm) năm 2009; Giải thưởng Bông hồng Vàng Á Đông lần thứ I năm 2013; Giải thưởng doanh nhân làm theo lời Bác năm 2013; Là một trong số 07 Nữ doanh nhân khu vực Mekong được ngân hàng thế giới tặng thưởng; Giải thưởng ngày phụ nữ sáng tạo (1/8) do ngân hàng thế giới trao tặng; Là một trong 10 phụ nữ tiêu biểu của thủ đô Hà Nội năm 2013; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước năm 2015; Nữ doanh nhân Asean tiêu biểu năm 2017 và Doanh nghiệp Asean tiêu biểu kỷ niệm 50 năm thành lập và rất nhiều giải thưởng khác./.