29/03/2024 lúc 12:39 (GMT+7)
Breaking News

Ngọc Lặc làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn

VNHN - Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ điều kiện, biện pháp cần thiết tính từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm bảo đảm cung cấp cho thị trường thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng, trong đó công tác quản lý của chính quyền địa phương là một mắt xích quan trọng, cốt yếu.

VNHN- Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ điều kiện, biện pháp cần thiết tính từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm bảo đảm cung cấp cho thị trường thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng, trong đó công tác quản lý của chính quyền địa phương là một mắt xích quan trọng, cốt yếu.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là sức khỏe, là tính mạng của toàn dân, vì vậy Ban chỉ đạo về Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục không chỉ đối với các cơ sở sản xuất, người sản xuất mà cả người tiêu dùng. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mỗi người dân trở thành những người tiêu dùng thông minh, qua đó thấu rõ người tiêu dùng thông minh không chỉ đem lại sức khỏe cho mình, cho gia đình mà còn góp phần làm trong sạch thị trường, khiến các cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ bị loại bỏ.

Triển khai thực hiện các văn bản luật, Nghị quyết 04 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và các Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường công tác bảo đảm ATTP đến tất cả đảng viên, các ngành, đơn vị, cơ quan và nhân dân trong toàn huyện. Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Tổ chức Lễ Phát động tăng cường, hưởng ứng đảm bảo vệ sinh ATTP trong toàn Đảng bộ huyện Ngọc Lặc. Ban hành Quyết định giao chỉ tiêu thực hiện công tác đảm bảo ATTP năm 2020 theo chỉ tiêu của tỉnh giao, lập kế hoạch tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm các xã.

Thanh lập 215 Tổ giám sát cộng đồng nhằm tăng cường hoạt động thường xuyên tại các thôn/phố/chợ. Phối hợp với MTTQ, Hội Nông dân huyện thành lập đoàn giám sát việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp tại các xã, các tổ chức đoàn thể cùng cấp về công tác đảm bảo ATTP; Tham gia công tác chỉ đạo trong việc thực hiện Kế hoạch, Chỉ thị của tỉnh, huyện, phối hợp trong công tác tuyên truyền, giám sát chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch vùng rau sạch, chợ an toàn, bếp ăn tập thể an toàn, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, lò giết mổ an toàn thực phẩm. Xây dựng các khu, tổ, thôn, phố kiểu mẫu về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.Chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn kiện toàn Ban chỉ đạo, có kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo ATTP của xã năm 2020.

Các xe lưu động tuyên truyền về VSANTP đến từng xóm, thôn

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về VSATTP được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy trình. Tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2020 là 10 cơ sở . Lũy kế số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đến tháng 6 năm 2020 là 97. Tổng số cơ sở ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm là 598. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý và mùa lễ hội xuân năm 2020.Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong tháng hành động vì chất lượng ATTP năm 2020.Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra: 188; số cơ sở đạt yêu cầu: 149; số cơ sở vi phạm: 39; số cơ sở bị xử lý: 39; hình thức xử lý: xử phạt hành chính; số tiền xử phạt: 33.550.000 đồng. Không có cơ sở nào bị đình chỉ hoạt động.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong 9 tháng qua, Ban chỉ đạo tiếp tục tập trung cao độ thực hiện nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm. Xây dựng cơ chế chính sách báo cáo Hội đồng nhân dân để hỗ trợ cho các xã đạt An toàn thực phẩm. Tập trung hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý từ cấp huyện đến cấp xã, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng và triển khai thực hiện về an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và nhân dân về VSATTP. Chỉ đạo Phòng Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, truyền hình huyện phối hợp với Văn phòng điều phối ATTP huyện tăng số lượng tin, bài về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đưa thông tin về các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, rau củ quả an toàn, phối hợp kiểm soát chặt chẽ các nguồn thực phẩm nhập vào địa bàn huyện. Đưa thông tin các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm lên thông tin đại chúng để cảnh báo tuyên truyền cho người dân phòng và tránh những thực phẩm không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hết năm 2020, đảm bảo 100% các hộ/cơ sở kinh doanh thực phẩm được tập huấn kiến thức và xác nhận kiến thức về ATTP. Xây dựng, ban hành thể chế, pháp lý về ATTP; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Xây dựng về cơ chế, chính sách, chuyển giao khoa học kỷ thuật nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân đầu tư vào sản xuất rau, quả an toàn và trang trại, gia trại chăn nuôi được áp dụng sản xuất an toàn sinh học, khuyến khích các đầu mối liên kết thu mua như: (Các hợp tác xã, các doanh nghiệp thu mua nông sản cung cấp cho thị trường).

Phấn đấu các xã đang xây dựng xã ATTP đạt 100% các cơ sở được kiểm tra, giám sát 1 lần/năm, các cơ sở còn lại đạt 100% được kiểm tra, giám sát, trong đó Ban Nông nghiệp các xã kiểm tra 70%, đoàn liên ngành kiểm tra 30% cơ sở.

Nhân rộng các mô hình sản xuất rau quả an toàn, các cơ sở giết mổ an toàn. Đầu tư xây dựng các chợ an toàn và xã ATTP; phấn đấu đến hết năm 2020 tổng đạt 16 mô hình rau, quả an toàn; 29 cơ sở giết mổ đạt điều kiện về giết mổ an toàn; cung cấp thịt gia súc, gia cầm ra thị trường được kiểm soát giết mổ là 750 tấn.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối liên kết trồng trọt, chăn nuôi của người dân với các công ty để tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn của huyện, thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản thực phẩm an toàn bền vững. Thực hiện tốt công tác cập nhật thông tin kết nối cung cầu sản phẩm thực phẩm qua phần mềm để đưa thông tin về sản phẩm sâu rộng đến người tiêu dùng.

Tăng cường nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm. Đến năm 2020, Văn phòng điều phối VSATTP huyện có 02 bộ Tess kiểm nghiệm về ATTP.

Với kết quả đạt được nêu trên đã cho thấy sự vào cuộc quyết liệt song song với những định hướng đúng đắn của lãnh đạo huyện nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của thị trường trongnền kinh tế tri thức, nền kinh tế phẳng./.