20/04/2024 lúc 05:51 (GMT+7)
Breaking News

Ngành Y tế: Những bệnh viện thí điểm đặt lịch khám trực tuyến

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp chuẩn bị triển khai dịch vụ đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến.Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo và chuyên một số Vụ, Cục, Văn phòng, bệnh viện thuộc/trực thuộc Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp chuẩn bị triển khai dịch vụ đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến.Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo và chuyên một số Vụ, Cục, Văn phòng, bệnh viện thuộc/trực thuộc Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan.

Có 20 bệnh viện thực hiện thí điểm là: BV Bạch Mai, BV Nhi Trung ương, BV K, BV Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức, BV E, BV Răng hàm mặt TW, BV Tai mũi họng TW, BV Mắt Trung ương, Bệnh viện Xanh Pôn, BV Đa khoa Đống Đa, BV Ung bướu Hà Nội, BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ, BV Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, BV Đa khoa tỉnh Hà Nam, BV huyện Nga Sơn- tỉnh Thanh Hoá, BV huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc, BV tư nhân Tâm Anh, Hà Nội.

Demo giao diện phần mềm Đặt lịch khám qua mạng tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế đã đưa ra "mục tiêu tham vọng" là từ 01/7/2021 phải đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc. Thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã phối hợp các đơn vị phát triển hệ thống phần mềm đặt lịch.

Thực tế, hiện nay, BHXH đã quản lý được toàn bộ thông tin của người dân đi khám, điều trị trên toàn quốc thông qua sổ BHYT và mã số BHXH. Mỗi người dân có thể tải sổ sức khoẻ điện tử về điện thoại của mình để theo dõi thông tin sức khoẻ. Điều đáng nói, những thông tin trên hồ sơ sức khoẻ này đang dừng ở dạng "tĩnh" (tức là chưa khai thác, liên thông được).

Vì thế, Hồ sơ sức khoẻ điện tử này phải gắn với 42 mẫu bệnh án điều trị ở nhiều chuyên khoa. Hệ thống hồ sơ sức khoẻ và hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến này cần kết nối với các dịch vụ y tế khác khác (nội trú, tiêm chủng mở rộng…). Đặc biệt tới đây, việc quản lý người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng phải kết nối và được "điện tử hoá" đồng thời liên thông với hồ sơ sức khoẻ của người dân, nhằm quản lý sức khoẻ suốt đời.

Yêu cầu đầu tiên mà Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đặt ra với hệ thống này là người dân chỉ cần nhập số sổ BHYT vào hệ thống đặt lịch, lập tức hệ thống sẽ chuyển về nơi quản lý số BHYT đó nhằm đảm bảo khi đến cơ sở này, bệnh nhân sẽ biết được mấy giờ sẽ có mặt tại cơ sở đó, khám bác sĩ nào, phòng bệnh nào…

Yêu cầu thứ hai là chỉ có 1 Cổng cho toàn bộ người dân (hệ thống toàn tuyến), giải quyết tình trạng như hiện nay là hệ thống bệnh viện nào chỉ dùng được trong bệnh viện đó.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho biết: "Bộ Y tế đã thống nhất với BHXH, từ 01/7 năm nay, khám chữa bệnh ngoại trú phải triển khai hệ thống này để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT". Điều này có nghĩa là, nếu các cơ sở khám, chữa bệnh không triển khai thực hiện hệ thống mới này sẽ không được thanh toán chi phí dịch vụ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú.

Bổ sung về những tiện ích hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến nêu trên đặt ra cho hệ thống cần tích hợp chức năng khai báo y tế phòng dịch COVID-19 trực tuyến với người đến các cơ sở khám chữa bệnh, tránh phiền nhiễu, xếp hàng, mất thời gian và gây ùn ứ. Điều này sẽ hướng tới ứng dụng hồ sơ sức khoẻ của người dân sau khi tải về điện thoại thì khi đến cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân chỉ cần quét mã QR Code là đã chứng minh được sự có mặt tại cơ sở y tế đó, chi tiết tới từng các khoa phòng…