23/04/2024 lúc 20:46 (GMT+7)
Breaking News

Ngành thực phẩm - đồ uống: Tiềm lực thu hút nhà đầu tư ngoại

VNNO - Hiện, ngành sản xuất tiêu dùng trong nước đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Với sức hút lớn từ thị trường Việt Nam với dân số gần 100 triệu người thì lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng được dự báo là sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp (DN) ngoại, đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).

VNNO - Hiện, ngành sản xuất tiêu dùng trong nước đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Với sức hút lớn từ thị trường Việt Nam với dân số gần 100 triệu người thì lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng được dự báo là sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp (DN) ngoại, đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).

Hoạt động M&A trong lĩnh vực F&B thu hút nhà đầu tư ngoại

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. HCM chia sẻ: Dù ngành chế biến lương thực đang có mức tăng trưởng ổn định nhưng không ít DN trong ngành vẫn chọn giải pháp bán thương hiệu hoặc hợp tác với DN nước ngoài.

Trong suốt 6 tháng đầu năm 2018, các thương vụ M&A được thực hiện chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

Theo nhóm nghiên cứu về M&A tại Việt Nam cho hay, trong những năm gần đây, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như đồ ăn, đồ uống, gia dụng đóng góp lớn vào giao dịch M&A tại thị trường Việt Nam.

Các thương vụ M&A ngành thực phẩm và hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2016 - 2017 điển hình như: Kido Group (Việt Nam) mua 65% cổ phần (CP) của Công ty CP Dầu thực vật Tường An; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% CP của Công ty CP Thực phẩm Đức Việt; CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% CP của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% CP của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% CP của Công ty CP Á Mỹ Gia; Fraser & Neave Ltd. (F&N, Singapore) mua 5,4% CP của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk;...

Đại diện Tập đoàn CJ-DN chia sẻ: Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, chúng tôi có định hướng chiến lược lâu dài phù hợp với kế hoạch tập đoàn. Hiện, CJ đã đầu tư 600 triệu USD vào Việt Nam. Trong đó, thực phẩm là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng của CJ. Chúng tôi cho rằng, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhờ chất lượng sản phẩm được cải thiện và các nỗ lực mở cửa kinh tế của Chính phủ Việt Nam.

Bên cạnh đó, để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc trong việc giảm bớt các thủ tục rườm rà bởi nhiều giao dịch không nhất thiết phải có sự chấp thuận từ phía lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

Theo Luật Đầu tư, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần tại một công ty Việt Nam không phải là công ty đại chúng, công ty mua lại cần có văn bản chấp thuận cho việc mua lại của Sở Kế hoạch và Đầu tư ("DPI") trong các trường hợp sau:

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế./.