28/03/2024 lúc 18:59 (GMT+7)
Breaking News

Phú Yên phấn đấu phát triển nhanh, toàn diện

VNHN - Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Yên phấn đấu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện; đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

VNHN - Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Yên phấn đấu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện; đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Năm 2019, Tỉnh thực hiện đạt và vượt toàn bộ 17 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) là 8,32% cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.Tổng kim ngạch xuất khẩu 168,8 triệu USD.

Các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt 24.750 lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,15%. Giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2,0% (còn 3,85%); công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được cải thiện….

Thành phố Tuy Hòa về đêm 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phú Yên còn một số tồn tại, hạn chế: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa bền vững; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh kém; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tuy có tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn còn đạt thấp so với bình quân chung của cả nước; quy mô công nghiệp chế biến còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Hoạt động du lịch tuy có một số chuyển biến nhưng chưa bền vững, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa có giải pháp khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch; chất lượng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời điểm khó khăn của cả nước, Tỉnh cố gắng phấn đấu với những nỗ lực cao nhất, quyết tâm cao nhất, điều hành đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn nhận thẳng vào sự thật, đi đầu thực hiện phương châm mà Chính phủ đề ra là thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế những hạn chế, yếu kém để thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm để làm tốt hơn.

Thời gian còn lại của năm 2020 Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Phú Yên khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế, đoàn kết, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, khai thác tiềm năng, lợi thế có giải pháp đột phá để xây dựng Tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Trong đó, Tỉnh cần tiếp tục tập trung cao độ phòng chống dịch COVID-19, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong chỉ đạo phòng chống dịch, có các phương án, giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng nhân dân. Đồng thời phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng, triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19 theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ; tạo điều kiện và khuyến khích người dân tiêu dùng trở lại; khuyến khích đầu tư tư nhân, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình dịch COVID-19; triển khai các giải pháp hỗ trợ thêm cho các đối tượng là người lao động mất việc ở khu vực kinh tế hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, quan tâm thích đáng đời sống của người lao động, không để ai bị bỏ lại phía sau; hỗ trợ các doanh nghiệp trả lương để không sa thải người lao động. Chính sách hỗ trợ của Tỉnh phải nhanh, đi vào thực chất, đến với doanh nghiệp sớm nhất nhưng phải đúng đối tượng và có thời hạn. Tỉnh cùng cộng đồng doanh nghiệp chung sức đồng lòng, chủ động, sáng tạo, vượt khó, xác định mỗi doanh nghiệp là một chiến sĩ. Đón bắt tốt nhất cơ hội vàng khi các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia đang có những điều chỉnh lớn về bố trí đầu tư, tránh không để phụ thuộc vào một nước, một thị trường sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chú trọng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung ứng kết nối hiệu quả với thị trường, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội, người có công, thực hiện công tác bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, chú trọng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa; phát triển du lịch, thúc đẩy văn hóa, giáo dục; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Tăng xử lý thủ tục hành chính qua mạng ở cấp độ 3, 4, trong đó đạt 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến cấp độ 4; tăng số lượng thủ tục thực hiện liên thông nhất là nhóm đầu tư, đất đai, xây dựng. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, nhất là liên thông điện tử; kiểm soát tốt trách nhiệm phối hợp của các đơn vị trong quy trình liên thông...