20/04/2024 lúc 17:04 (GMT+7)
Breaking News

Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong đại dịch toàn cầu

VNHN - Ngày 24 - 3 vừa qua, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn cấp tạm dừng kinh doanh, các quán ăn uống, làm đẹp với công suất phục vụ trên 30 người. Trước đó, ban chỉ đạo TP.HCM đã ban công văn khẩn cấp đóng cửa các quán Bar, Karaoke, rạp chiếu phim, những nơi tập trung nhiều người. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt với những khó khăn.

VNHN - Ngày 24 - 3 vừa qua, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn cấp tạm dừng kinh doanh, các quán ăn uống, làm đẹp với công suất phục vụ trên 30 người. Trước đó, ban chỉ đạo TP.HCM đã ban công văn khẩn cấp đóng cửa các quán Bar, Karaoke, rạp chiếu phim, những nơi tập trung nhiều người. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt với những khó khăn.

Đường phố trở nên vắng vẻ.

Theo kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân với hơn 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh. Tạo ra nhiều thách thức phải đối mặt.

Qua khảo sát trên các doanh nghiệp, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng. Thậm chí có một số doanh nghiệp nhỏ không đủ xoay xở để trả lương cho nhân viên, bắt buộc cắt giảm nhân sự dẫn đến nhiều người bị thất nghiệp.

Hàng ngàn công nhân có nguy cơ thất nghiệp.

Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng là hàng không, du lịch, khách sạn, giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất gỗ. Bên cạnh đó, Covid - 19 còn khiến cho các hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế cũng chậm phát triển, hoặc có nguy cơ ngừng hoạt động tạm thời.

Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến doanh thu giảm 12.500 tỷ đồng, Jetstar Pacific dự kiến giảm thu nhập khoảng 732,8 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng.

                                               Sân bay vắng khách

Dệt may và da giày được đánh giá là hai lĩnh vực chịu tác động trực tiếp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ. Theo tính toán, nếu chậm nguyên liệu trong nửa tháng, riêng ngành dệt may sẽ thiệt hại từ 1,5 - 2 tỷ USD. Hơn thế nữa, hàng ngày công nhân có thể bị thất nghiệp trong thời gian sắp tới.

Các doanh nghiệp tư nhân đều đóng cửa

Đánh giá về ảnh hưởng của dịch COVID-19 với nền kinh tế Việt Nam, PGS-TS Phạm Long cho rằng:

"Ngoài du lịch, các ngành sản xuất như may mặc, da giầy, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc, nay do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung Quốc đang triển khai trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa, đang trở nên thiếu hụt".

Kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều thách thức

Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đang cố gắng hết sức để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19. Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sụt giảm vì hoạt động cầm chừng, hay phải dừng hoạt động, hoặc không thể xuất khẩu. Góp phần ổn định phần nào các hoạt động kinh doanh, cùng nhau vượt qua khủng hoảng kinh tế trong đại dịch toàn cầu./.