20/04/2024 lúc 08:21 (GMT+7)
Breaking News

Nâng cao kỹ năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

VNHN - Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện Tiên Du có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của đại biểu, đạt nhiều kết quả tích cực, được cử tri và nhân dân tin tưởng.

VNHN - Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện Tiên Du có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của đại biểu, đạt nhiều kết quả tích cực, được cử tri và nhân dân tin tưởng.

Ban Pháp chế, HĐND huyện Tiên Du giám sát công tác tuyển quân tại xã Phú Lâm.

Đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, huyện Tiên Du bầu được 36 đại biểu. Đến nay, HĐND huyện có 32 đại biểu (có 4 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ do chuyển công tác) trong đó, 4 đại biểu hoạt động chuyên trách và 28 đại biểu hoạt động kiêm nhiệm. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND huyện luôn được chú trọng, triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tại các kỳ họp HĐND huyện và HĐND các xã, thị trấn, đại biểu thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, các cơ quan tư pháp. Đồng thời, tiến hành chất vấn (giám sát trực tiếp) đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng về những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm. Qua đó, giải quyết được những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực tiễn ở địa phương, tạo niềm tin cho cử tri. Bên cạnh đó, đại biểu HĐND huyện còn duy trì hoạt động giám sát thường xuyên thông qua việc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân tại địa bàn ứng cử để nắm bắt, lắng nghe, tuyên truyền phổ biến nghị quyết, đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, các quy định của pháp luật tại địa phương.

Hoạt động giám sát chuyên đề được đại biểu HĐND huyện đẩy mạnh. Hằng năm, Thường trực, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện tổ chức từ 8 đến 10 đợt giám sát chuyên đề tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm được đông đảo cử tri quan tâm và liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Công tác quản lý, sử dụng đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường; thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn,... Qua giám sát, các đại biểu chỉ rõ ưu điểm, khuyến khích động viên các địa phương, đơn vị được giám sát tiếp tục phát huy và nhân rộng; đồng thời kiến nghị với UBND, các phòng, ban, cơ quan chức năng của huyện và các xã, thị trấn tìm giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của HĐND các cấp. Các kiến nghị sau giám sát được UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, đơn vị tiếp thu và giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát, kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND huyện Tiên Du còn nhiều hạn chế; chất lượng giám sát chưa cao; hoạt động giám sát của đại biểu còn hình thức. Nguyên nhân do đại biểu hầu hết là kiêm nhiệm, chưa chủ động dành thời gian tham gia giám sát; năng lực, trình độ đại biểu chưa đồng đều, một số chưa đáp ứng được vị trí, vai trò của mình, đặc biệt là đại biểu HĐND huyện được cơ cấu từ cán bộ cấp xã; việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các kết luận sau giám sát chưa quyết liệt; việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu phục vụ giám sát chuyên đề, giám sát các cơ quan chuyên môn còn hạn chế.

Ông Nguyễn Đình Khương, Phó Chủ tịch HĐND huyện Tiên Du cho biết: “Từ thực tiễn hoạt động, Thường trực HĐND huyện rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát của đại biểu trong thời gian tới. Thường trực HĐND huyện tăng cường bồi dưỡng kiến thức về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND, nhất là các đại biểu mới tham gia khóa đầu, cung cấp thông tin kịp thời cho các đại biểu về chuyên môn nghiệp vụ, chính sách pháp luật và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận và thông báo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri qua hộp thư cá nhân của các đại biểu và trên Cổng thông tin điện tử của huyện; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về các kỹ năng hoạt động của đại biểu như thu thập, đánh giá, chọn lọc thông tin, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thẩm tra, chất vấn thảo luận tại kỳ họp; xây dựng và ban hành quy chế đánh giá, nhận xét đại biểu hàng năm gắn với lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước, từ đó kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với đại biểu hoạt động kém hiệu quả, khen thưởng biểu dương kịp thời những đại biểu có thành tích".