25/04/2024 lúc 23:36 (GMT+7)
Breaking News

Mỹ chuyển hướng trọng tâm sang châu Âu và Anh

VNHN - Với thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc và một Hiệp định thương mại Mỹ -Mexico - Canada được ký kết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump hiện đang chuyển hướng trọng tâm sang một thỏa thuận với Anh hậu Brexit.

VNHN - Với thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc và một Hiệp định thương mại Mỹ -Mexico - Canada được ký kết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump hiện đang chuyển hướng trọng tâm sang một thỏa thuận với Anh hậu Brexit.

Những câu hỏi cũng vẫn đặt ra về cuộc thảo luận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu khi mặt trận thương mại của Mỹ chuyển sang các mục tiêu ở Đại Tây Dương. Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh các mối quan hệ này từ Diễn đàn kinh tế thế giới ngày 24/01 vừa qua ở Davos, Thụy Sĩ. Ngoài các cuộc đàm phán khó khăn giữa Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, EU và WTO, nhiều nhà đầu tư mong đợi Mỹ ưu tiên đàm phán song phương với Anh. Lúc đầu, rất khó tin rằng Mỹ và Anh có thể vượt qua một thỏa thuận toàn diện trái ngược với những tháng ngày tranh luận gay gắt và thuế quan đối với Trung Quốc.

Nhưng các quan chức thương mại của cả hai bên đang bắt đầu cảnh báo rằng có thể có một vài rào cản ngăn cho London và Washington. Các cuộc đàm phán chính thức giữa London và Washington không thể bắt đầu cho đến khi Anh rời khỏi EU vào cuối tháng 01 này, nhưng một số điểm nghẽn đã rõ ràng. Và có lẽ không có rào cản nào lớn hơn đối với một thỏa thuận dễ dàng giữa London và Washington nếu các nhà đàm phán của Mỹ khăng khăng tiếp cận nhiều hơn với Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của Anh.

Được coi là viên ngọc quý của Vương quốc Anh, NHS cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng miễn phí tại điểm sử dụng và, do đó, giữ một vị trí cực kỳ quan trọng đối với cả hai đảng Bảo thủ và Lao động ở Anh. Mặc dù Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhiều lần nói rằng NHS “không phải là để bán”, nhưng những bình luận của Tổng thống Trump từ năm ngoái rằng chương trình này sẽ là một phần của một thỏa thuận với Anh. Rào cản thứ hai đối với thỏa thuận Anh - Mỹ là cam kết của Anh đối với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Một số quy tắc của EU phổ biến nhất là những chính sách liên quan đến an toàn thực phẩm.

Anh đã hứa hẹn đặc biệt chống lại các lời kêu gọi của Mỹ cho London để mua hàng xuất khẩu của một số sản phẩm nông nghiệp. Trong nhiều năm, EU đã chặn các thành viên nhập khẩu thịt bò Mỹ được xử lý bằng hormone và thịt gà Mỹ được rửa bằng nước clo để diệt vi khuẩn. Và trong khi thịt được xử lý bằng clo được coi là an toàn bởi chính phủ Mỹ, nhiều quan chức Anh vẫn không bị thuyết phục. Chẳng hạn, Bộ trưởng Môi trường Anh hồi đầu tháng 01 đã cho biết, có những rào cản pháp lý đối với hàng nhập khẩu và những thứ này sẽ được giữ nguyên. Điều đó có thể gây đau đầu cho Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người sẽ đại diện cho một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp lớn nhất thế giới cũng như một tổng thống, người muốn ghi nhận một thỏa thuận khác trước cuộc bầu cử năm 2020.

Ảnh minh họa.

Đối với ông Lighthizer, Quốc hội và Tổng thống Trump, đạt được thỏa thuận toàn diện với Vương quốc Anh “không phải theo giai đoạn nào” như với Trung Quốc sẽ là thành công lớn. Sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước, Tổng thống Trump đã gửi thông điệp với hy vọng về một thỏa thuận lớn và có tiềm năng “lớn hơn bất kỳ thỏa thuận nào có thể được thực hiện với EU”. Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn do EU áp đặt là rõ ràng trong dữ liệu xuất khẩu gần đây của Mỹ sang Anh. Mặc dù Anh là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ năm của Mỹ năm 2018, xuất khẩu nông sản là một phần quan trọng trong đó.

Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Anh năm 2018 là 66,3 tỷ đôla, với máy bay (12 tỷ đôla) và kim loại quý và đá (8,5 tỷ đôla) là các thành phần hàng đầu. Tổng xuất khẩu của tất cả các sản phẩm nông nghiệp sang Anh năm 2018 trị giá chỉ 2 tỷ đôla, với 261 triệu đôla rượu vang và bia, 197 triệu đôla hạt cây và 109 triệu đôla đậu nành. Nhưng các nhà phân tích cho rằng Anh có thể linh hoạt trong các vấn đề an toàn thực phẩm và thay vào đó chọn sử dụng vị thế tuân thủ các tiêu chuẩn của EU như một con chip thương lượng trong các cuộc thảo luận với Washington. Một điều gì đó tương tự có thể được nói về các mối đe dọa của London để áp thuế kỹ thuật số đối với các tập đoàn công nghệ Mỹ, khi Anh dường như trích xuất nhiều nhất có thể từ EU và Washington. Trước đó Anh sẽ ưu tiên một thỏa thuận thương mại với Mỹ như một cách để đạt được đòn bẩy với EU.

Nhưng với những động thái đã thực hiện, Anh hiện đang ưu tiên EU hơn là một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Đó là nghệ thuật trong đàm phán. Trong khi đó, các cuộc thảo luận của Mỹ với EU vẫn chưa tìm thấy giải pháp. Chuyến đi gần đây của Tổng thống Trump đến Davos đã nhanh chóng xoay quanh việc đe dọa sẽ áp thuế quan lớn đối với ô tô châu Âu. Nhiều quốc gia thành viên EU trong những tháng gần đây đã đe dọa và áp đặt, thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với một số tập đoàn công nghệ lớn nhất của Mỹ. Các nhà lập pháp Pháp hồi tháng 7 đã phê duyệt một loại thuế mới đối với các công ty công nghệ lớn như Alphabet và Amazon, gây ra phản ứng từ Nhà Trắng.

Mặc dù hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Pháp mới đây dường như đạt được thỏa thuận hoãn các khoản thuế này, nhưng mối đe dọa hiện tại về thuế quan ô tô hiện ra rất lớn đối với Phố Wall về mức thuế trị giá hàng tỷ đôla. Tổng thống Trump mong muốn giành được nhiều chiến thắng thương mại hơn sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi EU không sẵn sàng đặt nông nghiệp lên bàn đàm phán. EU có thể cố gắng xoa dịu chính quyền Tổng thống Trump với một loạt các thỏa thuận gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cuối cùng vẫn tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm của mình. EU dường như đang cố gắng kêu gọi ông Trump sẵn sàng giải quyết các thỏa thuận nhỏ, nhanh nhưng vẫn có thể gặp trục trặc với tranh chấp Airbus và ô tô, nhưng thỏa thuận về thuế dịch vụ kỹ thuật số cho thấy chính quyền quan tâm đến việc làm dịu vấn đề thương mại trước cuộc bầu cử ở Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump đã thực sự áp thuế trị giá hàng tỷ đôla đối với hàng hóa châu Âu. USTR đầu năm nay đã công bố nhiều danh sách hàng hóa châu Âu trị giá hơn 10 tỷ đôla mà họ hy vọng sẽ nhắm mục tiêu thuế quan trong bối cảnh tranh chấp kéo dài về trợ cấp Airbus. Vào tháng 10 năm ngoái, Washington đã áp thuế 10% đối với máy bay dân dụng lớn và 25% đối với hàng nông sản từ châu Âu. Đó là vòng trừng phạt nhắm vào hàng hóa biểu tượng như rượu vang Pháp và pho mát Italia.

Sau đó, vào tháng 12 USTR đang cân nhắc mức thuế lên tới 100% đối với các sản phẩm châu Âu mà chính quyền trước đây đã miễn trừ thuế quan, bao gồm cả rượu whisky Ailen và Scotch và Cognac. Một lần nữa, chính quyền Tổng thống Trump cũng cân nhắc mối đe dọa về thuế ô tô. Các nhà phân tích tiếp tục tin rằng mặc dù có một thỏa thuận tạm thời, trợ cấp và thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ vẫn là vấn đề thực sự - và những lý do hữu ích cho thuế quan. Khi mà thuế quan dừng lại ở rìa Thái Bình Dương, thì Đại Tây Dương sẽ leo thang - với hàng không, hàng tiêu dùng, nông nghiệp, công nghệ lớn và năng lượng. Nhưng thuế quan giữa Mỹ và EU không có gì mới đối với chính quyền Trump, năm 2018 đã công bố mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu vào Mỹ. EU đã phản ứng bằng thuế quan nhắm vào hàng hóa trị giá hơn 3 tỷ đô Mỹ bao gồm bourbon, du thuyền và xe máy.