24/04/2024 lúc 18:56 (GMT+7)
Breaking News

Mì Tử Nê: Món ngon xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh

VNHN - Trong khi nhiều nghề truyền thống có nguy cơ mai một thì nghề sản xuất mì gạo truyền thống ở Tử Nê, Tân Lãng (Lương Tài) vẫn duy trì, phát triển. Nhiều gia đình trong làng mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo việc làm cho lao động địa phương.

VNHN - Trong khi nhiều nghề truyền thống có nguy cơ mai một thì nghề sản xuất mì gạo truyền thống ở Tử Nê, Tân Lãng (Lương Tài) vẫn duy trì, phát triển. Nhiều gia đình trong làng mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Bình quân mỗi ngày, Tử Nê cung ứng ra thị trường gần 20 tấn mì các loại. Với những bí quyết gia truyền cộng với công nghệ, người àm nghề đã tạo nên những sợi mì trắng, dẻo dai, đậm đà, nấu không bị nát và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo đó, kinh tế các hộ làm nghề ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm còn dưới 1,03%. Theo ông Nguyễn Văn Hoàng thì thực tế, mì Tử Nê được ưa chuộng và tiêu thụ tốt ở nhiều nơi. Nhưng khi xuất bán vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường vì trên sản phẩm chưa có nhãn mác, ký hiệu, tên của làng nghề mà chủ yếu bán qua khâu trung gian, phải mang một thương hiệu khác nên giá trị sản phẩm thu về thấp.

Đường làng Tử Nê phong quang, sạch đẹp.

Đã có trường hợp, sản phẩm mì Tử Nê chỉ bán với giá hơn chục nghìn đồng/kg, nhưng khi đưa vào các siêu thị gắn mác thương hiệu của các cơ sở, làng nghề khác có uy tín, giá trị tăng gấp 2 - 3 lần. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ, cơ sở sản xuất chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Vẫn còn quan điểm cho rằng làng nghề có truyền thống lâu đời nên tự khắc sẽ có người biết đến. Trong khi thực tế nếu không đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu, thì “tên tuổi” làng nghề khó vượt qua địa giới hành chính địa phương. Chúng tôi rất mong được các ngành, các cấp quan tâm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho mì Tử Nê để thuận lợi trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Hà, chủ cơ sở Nội Hà tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất mì gạo ở Tử Nê cho biết: “Trước kia, gia đình sản xuất mì thủ công như bao gia đình khác trong thôn, mỗi ngày được vài tạ mì mà rất vất vả. Trung bình mỗi tháng chỉ làm được 18 - 20 ngày, còn ngày mưa, bão, đều phải nghỉ. Năm 2017, sau khi nghiên cứu sức cung - cầu của thị trường thấy mặt hàng mì gạo Tử Nê được thị trường ưa chuộng và có khả năng tiêu thụ lớn, gia đình vay vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và mua các loại máy quay, máy xay, máy tráng, máy đùn sợi, máy cắt và nồi hơi phục vụ sản xuất.

Xưởng sản xuất mì Nội Hà.

Với 10 lao động chia 2 ca làm thường xuyên cả ngày và đêm, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất được hơn 3 tấn mì thành phẩm. Do các công đoạn đều làm bằng máy, không phụ thuộc vào thời tiết như trước nên số ngày sản xuất tăng lên 27-29 ngày/tháng. Với quy mô này, cơ sở đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng và tạo việc làm thường xuyên cho 30 hộ trong thôn, trong đó 4 hộ chuyên cung cấp gạo, 26 hộ thu mua, quấn, đóng gói và phân phối cho các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh”.

Nhiều gia đình khác trong thôn cũng đẩy mạnh đầu tư, phát triển nghề này, cho thu nhập 200 - 700 triệu đồng/năm như gia đình anh Nguyễn Văn Khoái, Nguyễn Văn Chỉnh, Ông Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng thôn Tử Nê cho biết: “Trước đây các công đoạn sản xuất đến làm thủ công, năng suất trung bình mỗi hộ chỉ đạt từ 20-25kg mì/ngày. Mấy năm gần đây, các hộ đều đầu tư thiết bị nên năng suất và chất lượng được cải thiện đáng kể. Trung bình mỗi hộ sản xuất 3 - 4 tạ mì/ngày, trừ chi phí còn lãi 500.000 - 600.000 đồng/ngày.

Trong thôn có 3 hộ sản xuất quy mô lớn, mỗi ngày cung ứng chục tấn mì thành phẩm, tạo việc làm cho hàng trăm hộ trong thôn. Bây giờ sản xuất bằng máy, các hộ làm quanh năm không phải nghỉ bởi tác động của thời tiết như trước. Hơn nữa, sản xuất bằng máy, sợi mì không bị ám bụi bẩn hay nấm, mốc bởi tác động môi trường phơi ngoài trời mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng nên các hộ có việc làm ổn định hơn, thu nhập cao hơn trước”. Hiện nay, Tử Nê có gần 30 hộ trực tiếp sản xuất, gần 200 hộ tham gia quá trình làm mì.