25/04/2024 lúc 11:51 (GMT+7)
Breaking News

MES LAB - giá trị cạnh tranh mang tầm quốc tế

VNHN - Năm 2018 vừa qua đánh dấu cột mốc tròn 20 năm Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đó cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội nhập sâu và rộng là bước đi đúng đắn giúp Việt Nam có thêm những đối tác lớn và tiềm năng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

VNHN - Năm 2018 vừa qua đánh dấu cột mốc tròn 20 năm Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đó cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội nhập sâu và rộng là bước đi đúng đắn giúp Việt Nam có thêm những đối tác lớn và tiềm năng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Hội thảo đào tạo Kỹ thuật và Công nghiệp MES LAB

Cơ hội lớn cũng đi kèm nhiều thách thức. Sản phẩm, dịch vụ của người Việt đang vấp phải cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt. Một số thương hiệu phát triển tốt bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngoài trong khi nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt làm ra vẫn đang bị chính khách hàng trong nước quay lưng. Hệ quả là hàng Việt đang “thua” ngay trên sân nhà. 

Sau hơn 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam dù có nhiều chuyển biến tích cực vẫn chưa thoát khỏi tư duy manh mún, tự phát. Dù có nhiều điểm sáng nhưng trên mặt bằng chung, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn kém hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả với những nước láng giềng như Thái Lan hay Malaysia.

Để trả lời cho câu hỏi vì đâu chúng ta thua kém họ, chúng tôi tìm hiểu về cách thức và chiến lược được áp dụng ở các nước phát triển khi mỗi doanh nghiệp bắt đầu manh nha khởi nghiệp kinh doanh, cho đến lúc họ trở thành công ty nổi tiếng.

IDEO là một công ty chuyên tư vấn và thiết kế được thành lập vào năm 1991 tại Hoa Kỳ. Được biết đến như một công ty sáng tạo nhất hành tinh, công ty này chính là cha đẻ của thiết kế chuột máy tính đầu tiên được Apple sử dụng, và thiết kế máy tính notebook nắp gập như vẫn thấy trên laptop ngày nay.

Cách làm của IDEO được tổng kết thành một quy trình cụ thể có thể áp dụng cho việc chế tạo, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đến giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Phương pháp này đặt con người làm trung tâm, cân bằng hài hoà giữa nhu cầu khách hàng, khả năng sản xuất và khả năng cạnh tranh.

Khi anh em nhà McDonald bị thuyết phục bởi ý tưởng kinh doanh mở rộng ra toàn nước Mỹ, họ đã bắt tay vào thiết lập ý tưởng cho hệ thống thức ăn nhanh với tên gọi Speedy System, với mục tiêu giảm thời gian phục vụ còn 30 giây thay vì 30 phút. 

Để thử nghiệm ý tưởng, họ thuê hẳn một sân tennis để sắp xếp, bài trí các khu vực và đồ đạc nhằm phục vụ được khách hàng nhanh nhất. Qua nhiều lần thử và sai, hệ thống Speedy đã thành hình. Chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s giờ đây đã trở thành một đế chế hùng mạnh trên toàn cầu.

Chiến lược chung của IDEO, McDonald và nhiều công ty thành công là chú trọng vào nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng, đề cao việc sáng tạo, đổi mới và thử nghiệm trong mức độ kiểm soát. Đối với họ, toàn bộ quá trình xây dựng sản phẩm hay dịch vụ từ khi bắt đầu phải được lên kế hoạch bài bản và thực thi theo quy trình nghiêm ngặt. Ở các nước phát triển, quan điểm nhất quán này gần như trở thành “chuẩn” trong quá trình xây dựng, phát triển, và cải tiến sản phẩm, dịch vụ hay R&D công nghệ.

Kể từ năm 2002, Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT), Mỹ đã mở thường kỳ khoá học có tên 2.009 cho sinh viên ngành cơ khí. Khóa học này dạy sinh viên cách tổ chức dự án sáng tạo, đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ từ nhu cầu của thị trường. Từ đó đến nay, 2.009 luôn dẫn đầu danh sách các khoá học được quan tâm và yêu thích.

Trung bình, các buổi bảo vệ đồ án sản phẩm cuối kỳ của sinh viên thu hút đến 1.200 người theo dõi tại hội trường và 40 nghìn người theo dõi trực tiếp qua kênh online.

Tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các trường đại học chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo cho sinh viên tư duy làm sản phẩm dịch vụ hướng khách hàng, hướng thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, đổi mới và cải tiến sản phẩm cũng chỉ chiếm một số ít. Chúng tôi tìm đến một đơn vị đã hơn 10 năm chuyên cung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, dịch vụ và để lại những dấu ấn nhất định trong lĩnh vực này.

MES LAB là công ty được biết đến tương đối rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến đổi mới, sáng tạo. Mảng hoạt động của công ty này trải từ nghiên cứu, ứng dụng, tư vấn đến đào tạo chuyển giao các kỹ thuật, quy trình và cách thức tổ chức nghiên cứu & phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, quản lý dự án. 

Họ đã xuất bản nhiều tài liệu, tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề và đào tạo, chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và nhận được những phản hồi tích cực. Khách hàng sử dụng dịch vụ của MES LAB bao gồm các doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ, thuộc khối nhà nước, tư nhân và cả FDI. Trên trang web của mình (www.meslab.vn), MES LAB công bố nhiều tài liệu hữu dụng mà doanh nghiệp có thể truy cập miễn phí.

Giám đốc điều hành MES LAB, TS. Trần Anh Tuấn

“Mục tiêu của chúng tôi là mang lại sức cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp Việt bằng cách đổi mới sản phẩm, dịch vụ hướng tới những gì thị trường yêu cầu. Để làm điều đó, việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ phải gắn với nhu cầu của khách hàng và phải tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế. Việc này đòi hỏi sự thay đổi triệt để trong tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của toàn thể nhân sự trong bộ máy sản xuất, kinh doanh”- Sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành MES LAB, TS. Trần Anh Tuấn cho biết.

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, những mô hình hoạt động như MES LAB đang là điểm sáng nên được nhân rộng. Khi chúng ta có cơ hội tiệm cận các nước phát triển về công nghệ, máy móc thì việc đổi mới tư duy và cách làm để tạo hiệu quả là một hướng đi cần thiết để mang tới sự khác biệt. Hi vọng rằng sẽ có thêm những doanh nghiệp tương tự như vậy để giúp sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn, để vươn mình ra thế giới./.