20/04/2024 lúc 20:43 (GMT+7)
Breaking News

Mạng 5G và vai trò kiểm soát của nhà nước

Mạng di động đã trải qua nhiều thế hệ và phát triển vượt bậc. Mỗi chu trình công nghệ đều mang đến cho con người những ứng dụng khác nhau, đặc biệt là sự phát triển hiện nay của mạng 5G.

Mạng di động đã trải qua nhiều thế hệ và phát triển vượt bậc. Mỗi chu trình công nghệ đều mang đến cho con người những ứng dụng khác nhau, đặc biệt là sự phát triển hiện nay của mạng 5G. Bên cạnh những lợi ích của 5G vẫn còn những nỗi sợ tiềm ẩn. Điều quan trọng là cần được kiểm soát những nỗi sợ đó.

Ảnh minh họa

Sự phát triển của các chu kỳ công nghệ

“Tổ tiên của thế hệ G”, hay thế hệ 0G, được gắn liền với hình ảnh của chiếc điện thoại cỡ lớn đặt trong xe ô tô giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đến thế hệ 1G, hay còn gọi là Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) đầu tiên trên thế giới, ra đời vào năm 1979 tại Nhật Bản. Do các thiết bị liên lạc xuất hiện còn ít vào thời điểm đó nên thế hệ 1G không ghi lại nhiều dấu ấn thành công bằng thế hệ 2G, xuất hiện năm 1991, khi mà chiếc “điện thoại bỏ túi” thực sự bước vào “thời hoàng kim”. Nokia trở thành hãng điện thoại đi đầu sử dụng 2G với tính năng gửi tin nhắn SMS.

10 năm sau, cuộc cách mạng 3G đã giúp người dùng có thể kết nối dễ dàng với internet. Các tập đoàn công nghệ, như BlackBerry, sau đó là iPhone và Android của Google tung ra hàng loạt các mẫu điện thoại và ứng dụng di động trong cuộc cạnh tranh công nghệ.

Pháp là quốc gia sử dụng chính sách thứ hai, khởi động việc bán dải phổ từ ngày 29-9-2020. Đương nhiên, việc triển khai mạng 5G không tránh khỏi những ý kiến tranh cãi, thậm chí phản đối. Thị trưởng một số thành phố không tán thành mạng 5G. Tuy nhiên, theo khảo sát của Ifop, 63% người dân tham gia khảo sát lại ủng hộ chính sách này.Từ năm 2011 cho đến nay, thế hệ 4G đã tác động sâu sắc đến từng ngóc ngách đời sống con người. Những chiếc ti vi, máy tính để bàn, thậm chí cả cửa hàng, cơ quan, hội nghị... dần bị thay thế bởi các ứng dụng gắn với mạng lưới này. Mới đây nhất, 5G là thế hệ được biết đến vào năm 2020. Các quốc gia, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và phần lớn các nước EU đã sử dụng 5G như một tiêu chuẩn công nghệ. Để triển khai 5G trên toàn quốc, các nhà mạng buộc phải có tần số. Điều này tùy thuộc vào chính sách của các nước, một số quốc gia tài trợ miễn phí dải phổ để giúp các nhà mạng có thể mở rộng mạng lưới này càng nhanh, càng tốt. Một số nước khác lại bán chúng với giá cao nhất có thể để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thay vì sợ 5G, hãy kiểm soát nó!

Mạng 5G sẽ mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. 5G sẽ giúp việc tải xuống từ internet nhanh hơn 10 lần so với mạng 4G. Trong vòng 2 năm tới, 5G sẽ xóa bỏ rào cản thời gian “chờ đợi”, hay thời gian chuyển thông tin từ máy di động đến ăng-ten. Về mặt kỹ thuật, “đường ống” vận chuyển dữ liệu sẽ rộng hơn và tiết kiệm điện hơn, bảo đảm lượng truy cập liên tục. “Dùng 5G đồng nghĩa với việc tăng lượng truy cập từ 30% đến 50% mỗi năm”, ông Michaël Trabbia, Giám đốc phụ trách các phát minh công nghệ của Tập đoàn công nghệ viễn thông Orange của Pháp khẳng định. Theo ông Trabbia, ban đầu 5G được hướng đến đối tượng sử dụng chủ yếu là doanh nghiệp, nhờ đó hoạt động công nghiệp sẽ linh hoạt hơn. Theo thời gian, 5G sẽ tiếp cận đến những vùng dân cư, đặc biệt nó có thể giữ mạng lưới kết nối ngay cả khi nơi đó xảy ra thảm họa như lũ lụt, cháy nổ. 5G còn giúp xây dựng các thành phố thông minh trong việc xử lý hiệu quả hệ thống điện, nước, thu gom chất thải...

Trong khi đó, câu hỏi “Liệu 5G có thực sự gây hại sức khỏe?” vẫn là chủ đề nóng trên các diễn đàn toàn cầu. Dù vậy, câu trả lời gây ngạc nhiên là “không”. Với điện thoại di động, tần số của 5G dao động giữa khoảng 3,4-3,8 GHz, gần bằng tần số wifi, vì vậy 5G sẽ không gây tác động xấu lên cơ thể con người về lâu dài. Tuy nhiên, người dùng internet vẫn nên thận trọng với nguy cơ tiềm tàng đến não bộ do “sóng từ” phát ra. Tại các cuộc họp về 5G, các nhà doanh nghiệp khen ngợi nhiều về tương lai của các thiết bị giám sát, máy nhận dạng cảm xúc và máy bay không người lái. “Xâm phạm dữ liệu cá nhân trở thành một trong những mối lo ngại lớn nhất hiện nay với tất cả thế hệ mạng lưới nói chung, không riêng 5G. Việc phát triển 5G trong phạm trù đạo đức là việc vô cùng quan trọng trước khi triển khai mở rộng mạng lưới này”, ông Bastien Le Querrec, thành viên Hiệp hội La Quadrature du Net nhấn mạnh.

Công nghệ truyền thông ngày càng chứng tỏ quyền lực của mình trong xã hội. Ngay cả khi những công nghệ này mang những tính năng hiệu quả nhất, nỗi sợ “bị chi phối” vẫn luôn tiềm ẩn. Thực tế cho thấy, người viết thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội có thể tác động đến cả cuộc bầu cử; người điều khiển hệ thống giám sát thành phố có thể kiểm soát cuộc sống của người dân. Tương tự, nếu các tập đoàn viễn thông nắm độc quyền 5G, rất có khả năng người dùng cũng phải tuân theo “thế giới” của các nhà mạng. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của nhà nước trở nên vô cùng cần thiết trong việc kiểm soát thị trường 5G. Do đó, xây dựng niềm tin và hướng 5G đến lợi ích, khát vọng chung là một trong những bước đầu tiên mà nhà nước cần làm để biến 5G trở thành công cụ phổ biến rộng rãi.