19/04/2024 lúc 17:42 (GMT+7)
Breaking News

Lí do nào khiến các ứng dụng Việt lại không thể vươn ra Quốc tế

VNHN – Được ra đời từ năm 2015, khi Tik Tok còn trong trứng nước, Umbala đã là ứng dụng tiên phong cho trào lưu quay và chia sẻ video của giới trẻ do chính người Việt tạo ra. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì Umbala đã dần bị mất đi vị thế tiên phong dẫn đầu. Nguyên nhân do vốn đầu tư ít hay do các ứng dụng sau này rút kinh nghiệm được những sai lầm của người tiên phong?

VNHN – Được ra đời từ năm 2015, khi Tik Tok còn trong trứng nước, Umbala đã là ứng dụng tiên phong cho trào lưu quay và chia sẻ video của giới trẻ do chính người Việt tạo ra. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì Umbala đã dần bị mất đi vị thế tiên phong dẫn đầu. Nguyên nhân do vốn đầu tư ít hay do các ứng dụng sau này rút kinh nghiệm được những sai lầm của người tiên phong?

Nguyễn Minh Thảo là người sáng lập và CEO của Umbala Network, là cha đẻ của ứng dụng Umbala. Anh khởi nghiệp từ rất sớm khi lập nên một công ty đầu tiên về công nghệ mang tên CNC Software vào năm 2000. Công ty của anh đã trải qua rất nhiều sự thay đổi và đến năm 2011, công ty CNC Moblie chính thức được thành lập. Đây là công ty chỉ chuyên tập trung sản xuất các ứng dụng di động. Một trong những ứng dụng được nhắc đến nhiều trong hai năm gần đây của CNC Mobile chính là Umbala.Tv – một ứng dụng cho phép người dùng sáng tác các video riêng của mình.

Ảnh CEO Nguyễn Minh Thảo

Năm 2018, Umbala.Tv gọi vốn thành công tại chương trình Shark Tank. Dù đây được đánh giá là thương vụ mạo hiểm nhưng 2 Shark Trần Anh Vương và Nguyễn Ngọc Thủy vẫn quyết định đầu tư 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng) cho 15% cổ phần của Umbala.Tv. Cũng vào thời điểm đó, tại thị trường Mỹ đều có 2 sản phẩm tương đương nhau và đều là sản phẩm của người Việt. Nguyễn Minh Thảo chia sẻ: "Sản phẩm của tôi chỉ có số vốn 100 nghìn USD, còn sản phẩm của họ đã có 12 triệu USD".

Dù được đánh giá là có tiềm năng nhưng tại thị trường Mỹ Umbala.Tv đã không kêu gọi được đầu tư. Chính vì thế, người sáng lập đã quyết định quay trở về Việt Nam để tập trung phát triển ứng dụng ở thị trường trong nước. Là một trong những ứng dụng có tính tiên phong, đột phá do người Việt sáng lập, nhiều người kỳ vọng Umbala.Tv sẽ có thể phát mạnh mẽ tại thị trường trong nước.

Logo App Umbala.Tv

Tuy nhiên, sự xuất hiện của TikTok – một ứng dụng sản xuất video của Trung Quốc xuất hiện cùng thời điểm khiến Umbala.Tv gặp không ít cản trở ngay tại sân nhà. Tiktok là một mạng xã hội rất nổi tiếng ở Trung Quốc, được phát triển trong 200 ngày và trong vòng một năm đã có 100 triệu người dùng, với hơn 1 tỷ video được xem mỗi ngày. Chiến lược phát triển Tiktok thực sự rất ấn tượng, các nhà phát triển mạng xã hội có thể học hỏi.

Nói đến Tiktok là phải nói đến Douyin(抖音). Sở dĩ như vậy, vì Douyin(抖音) là phiên bản Trung Quốc của TikTok, hay TikTok là phiên bản quốc tế của Douyin(抖音). Vì thế, có thể nhiều người biết TikTok nhưng lại không biết Douyin(抖音), do ứng dụng mạng xã hội này chỉ có ở Trung Quốc.

Ứng dụng TikTok

Có những thứ không thể phủ nhận được và đã giúp cho ứng dụng Tiktok phát triển nhanh chóng được như ngày hôm nay là:

Thứ nhất : Tìm mọi biện pháp giúp nhà sáng tạo phát triển.

Tiktok coi những người có ảnh hưởng hàng đầu với mình như là chính nhân viên của họ vậy. Công ty tích cực giúp đỡ bằng cách trợ cấp lưu lượng truy cập của họ. Vào tháng 11/2017, ByteDance tổ chức một hội nghị kỷ niệm những nhà sáng tạo nội dung và tuyên bố sẽ chi 300 triệu USD để giúp họ tăng lượt theo dõi và tạo doanh thu. Mục tiêu là giúp tạo ra 1.000 người có ảnh hưởng với hơn 1 triệu người theo dõi trong năm tới.

Tiktok hiểu rằng những “người chơi” đầu tiên này có thể quyết định toàn bộ quỹ đạo sản phẩm. Trong những ngày đầu, nhóm Tiktok, đã tiếp cận với nhiều trường nghệ thuật và âm nhạc ở Trung Quốc và tuyển dụng các nghệ sĩ trẻ đẹp trai để sản xuất nội dung chất lượng cao trên nền tảng và giúp họ tăng lượng người theo dõi.

Ảnh các người chơi Tiktok

Thứ hai : Sử dụng những người bình thường và kích thích sức sáng tạo của họ.

Nhiều video lan truyền trên Tiktok không được tạo bởi những người nổi tiếng, mà là của những người bình thường, song họ đã làm một cách thực sự sáng tạo hoặc ấn tượng. Một thể loại video phổ biến trên Tiktok là "hack life". Chẳng hạn, có một chuỗi nhà hàng lẩu nổi tiếng ở Trung Quốc là "Hai Di Lao" và mọi người đã đăng những video về một số món ăn "độc đáo" mà họ làm tại nhà hàng như nhồi trứng sống và tôm vào đậu viên chay (tofu ball), sau đó đun lên. Các video đã lan truyền và hàng ngàn người ghi lại phiên bản của riêng họ. Đến nỗi, nếu khách gọi món "Douyin Dish" tại Hai Di Lao, người phục vụ sẽ mang đến ra trứng sống và đậu viên chay, không cần giải thích gì thêm.

Có rất nhiều ví dụ tương tự về việc Tiktok đi vào kho từ vựng quốc gia. Một loại trà sữa "Douyin milk tea" tại CoCo (chuỗi trà nổi tiếng ở Trung Quốc) là loại trà sữa caramen với bánh pudding không đường không đá, do một người dùng Tiktok phát hiện ra sự kết hợp này có vị rất đặc biệt và đăng video lên Tiktok. Điều quan trọng cần lưu ý là Hai Di Lao và CoCo không hề trả tiền cho các chiến dịch này – người dùng tự chia sẻ các phát hiện của họ, và mọi người tin tưởng những người bình thường đó, hơn là tin vào những nội dung được trả tiền. Từ hiện tượng Hai Di Lao, một số nhà hàng bắt đầu giảm giá cho khách hàng nếu quay video Tiktok có đồ ăn của họ.

Ảnh các người chơi Tiktok đang làm video về những món ăn độc đáo

Thứ ba : Tạo xu hướng bằng các #hashtag, #challenge

Douyin thường xuyên khởi chạy các hashtag như các chủ đề hoặc xu hướng trên nền tảng. Hàng trăm ngàn người tham gia làm video theo cùng một chủ đề. Nhờ chiến dịch hashtag, Tiktok khiến rất nhiều nội dung lan truyền mạnh mẽ, chẳng hạn như một điệu nhảy có tên Sea Rong Dance, đã trở thành một "hiện tượng quốc gia", giống như điệu nhảy "Gangnam Style" của PSY đã vô cùng rầm rộ trên cả thế giới cách đây mấy năm.

Rất nhiều thương hiệu, chẳng hạn như Michael Kors, đã tạo ra các hashtag "thách thức" trên mạng, những phong trào "challenge". Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng trên Tiktok, các thương hiệu có thể ngay lập tức tiếp cận hàng triệu người theo dõi với các thách thức hashtag và biến những người dùng này thành nhà tiếp thị của họ.

Ảnh minh họa

Vì thế mặc dù Umbala.Tv và TikTok đều là 2 nền tảng chia sẻ video trực tuyến có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 đều cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo video với hiệu ứng có sẵn và âm nhạc do họ tự tải lên. Thời lượng video giới hạn chỉ 15 giây và chức năng kiếm tiền của 2 ứng dụng đều đến từ cộng đồng người xem tự nguyện. Thế nhưng dù sinh sau để muộn hơn Umbala.Tv nhưng do có nguồn vốn đầu tư lớn cộng thêm chiến lược kinh doanh tốt thì ta thấy được khi nhìn vào số lượng người dùng thì không thể phủ nhận độ phủ của TikTok trên thị trường. Ra đời chưa lâu nhưng hiện tại, Tik Tok có 12 triệu người dùng hàng tháng ở thị trường Việt. Trong khi đó, từ năm 2015 – 2017, Umbala.Tv mới có 200 nghìn người dùng từ Mỹ và một số thị trường quốc tế dù được giới trẻ khá ưa chuộng trước đó. 

Ảnh logo app Muvik ( một app giống như Umbala và Tiktok do Việt Nam sản xuất)

Trước tình hình số lượng người dùng của TikTok ngày càng gia tăng và độ phủ ngày càng rộng, người sáng lập Umbala.Tv đã đưa ra kết luận: "Không chỉ Umbala.Tv mà cả Muvik cũng rất đau thương khi TikTok xuất hiện. Đến bây giờ, tôi có thể khẳng định một trong những đối thủ lớn nhất của chúng tôi đó chính là những công ty Trung Quốc". Nguyễn Minh Thảo cũng thẳng thắn thừa nhận: "Sản phẩm nào ra đời trước, sản phẩm nào ra đời sau không quan trọng, quan trọng vẫn là chuẩn bị như thế nào để thành công trên thị trường". Tuy nhiên không vì sự áp đảo của TikTok tại thị trường Việt mà Umbala.Tv sẽ lùi bước. Người sáng lập Umbala.Tv luôn quan điểm: "Vừa phải nể đối thủ, vừa học hỏi họ nhưng "thắng thua là chuyện thường tình của binh gia. Chúng ta có thể thua một số trận nhưng phải chiến thắng cả cuộc chiến trường kỳ. Umbala sẽ tận dụng đánh đối thủ trên tất cả những thị trường mà các đối thủ khác đang đánh ngoài thị trường Trung Quốc".

Vì vậy, để những ứng dụng do người Việt làm ra như Umbala hay Muvik có thể cạnh tranh được với Tiktok Trung Quốc thì cần một hướng đi mới, thay đổi tư duy phát triển để thu hút được vốn đầu tư để có thể đưa những sản phẩm Việt Nam vươn ra tầm quốc tế. Và cần những người tâm huyết và đốt cháy ngọn lửa khát vọng muốn đưa sản phẩm của bản thân mình, công ty mình đến gần hơn với người dùng như CEO Nguyễn Minh Thảo.