29/03/2024 lúc 05:05 (GMT+7)
Breaking News

Kon Chư Răng: Chốn bình yên giữa mùa dịch

Với chức năng quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển diện tích rừng đặc dụng trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng theo các quy định của pháp luật. BQL Khu BTTN Kon Chư Răng đã góp phần bảo vệ hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học. Là điểm sáng trong quản lý bảo tồn toàn diện từ quản lý hệ thống và liên ngành đến các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo đảm sinh kế cho cộng đồng.

Với chức năng quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển diện tích rừng đặc dụng trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng theo các quy định của pháp luật. BQL Khu BTTN Kon Chư Răng đã góp phần bảo vệ hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học. Là điểm sáng trong quản lý bảo tồn toàn diện từ quản lý hệ thống và liên ngành đến các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo đảm sinh kế cho cộng đồng.

Để có được kế hoạch hoàn chỉnh cho công tác BTTN ở 1 khu Bảo tồn thì việc điều tra Đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn đó là công việc phải hoàn thiện đầu tiên. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu của những lần khảo sát sơ bộ trước về đa dạng sinh học của Khu BTTN Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tổng hợp thông tin về đa dạng sinh học có ở Khu bảo tồn để làm cơ sở dữ liệu cho quá trình bảo tồn.

PV VNHN làm việc với lãnh đạo khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ - UB ngày 18 tháng 3 năm 2004 của UBND tỉnh Gia Lai. Khu BTTN Kon Chư Răng nằm trọn trong địa giới hành chính xã Sơn Lang huyện K’Bang tỉnh Gia Lai cách thị trấn K’Bang 60 km về phía Đông Bắc, có đường ranh giới dài 75km, trong đó 2/3 chiều dài đường ranh giới này giáp ranh với 3 tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định. Với vị trí như trên, Kon Chư Răng nằm giữa trung tâm đa dạng sinh học của vùng với diện tích rừng giàu và nguyên sinh rất lớn. Kết quả rà soát quy hoạch rừng đặc dụng 2001-2010 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng – năm thì 2001 Khu BTTN Kon Chư Răng xếp loại A, tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học. Khu BTTN Kon Chư Răng có thảm thực vật rừng rất phong phú, theo thống kê  có khoảng 7 kiểu thảm thực vật rừng chính và phụ.

Với hệ động, thực vật phong phú. Kết quả công bố của Công trình “Điều tra đa dạng thành phần thực vật bậc cao có mạch và xây dựng phòng trưng bày lưu trữ mẫu tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2017 của Trung tâm tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu năm 2017 ghi nhận Khu BTTN Kon Chư Răng có 863 loài thực vật thuộc 547 chi, 160 họ. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 22 loài cây ở Khu BTTN Kon Chư Răng được đề cập tới, chiếm 2,55% tổng số loài của hệ thực vật khu vực và 5,13% số loài thực vật bậc cao có mạch thuộc SĐVN (429 loài thuộc SĐVN). Động vật hoang dã có xương sống (thú, chim lưỡng cư và bò sát) đã ghi nhận được 380 loài thuộc 69 họ và 25 bộ …

Khu BTTN Kon Chư Răng có thảm thực vật rừng rất phong phú, theo thống kê  có khoảng  7 kiểu thảm thực vật rừng chính và phụ.

Mang trong mình nhiều vốn quý như vậy nên công tác bảo vệ rừng của BQL còn gặp nhiều khó khăn, giữa mênh mông là rừng, cuộc sống nơi đây thiếu thốn đủ thứ. Với sự nỗ lực triển khai nhiều hoạt động bảo vệ và phát triển có hiệu quả tài nguyên rừng. Bên cạnh việc hợp đồng người bảo vệ rừng, phân công cán bộ, nhân viên bám địa bàn và tăng cường tuần tra rừng, Khu Bảo tồn còn tăng cường giao khoán rừng cho người dân bảo vệ.

Theo đó, năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ra Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012  về việc Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức lại bộ máy của Khu BTTN Kon Chư Răng. Kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của Kon Chư Răng 15.526,05 ha trong đó có 15.480 ha rừng tự nhiên, trong khu bảo tồn có trên 9.400 ha rừng về cơ bản còn nguyên sinh. Theo kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Gia Lai năm 2017, rừng Kon Chư Răng có độ che phủ 98,5 % tăng 1,1%; diện tích rừng giàu tăng 2,9 lần; rừng nghèo, rừng non giảm 29,5 lần; đất trống giảm 2,4 lần so với khi thành lập khu bảo tồn. 

Buổi sáng tại Kon Chư Răng.

Về công tác Quản lý Bảo vệ rừng với các thành dựa vào nhân dân vùng đệm để Quản lý bảo vệ rừng (BVR), phòng các hành vi vi phạm luật BVR là chính, ngăn chặn kịp thời hành vi xâm hại rừng ngay khi chưa xảy ra hoặc xảy ra chưa thiệt hại đáng kể đến tài nguyên rừng. BQL xây dựng các trạm, chốt BVR nằm trong rừng nơi thuận lợi nhất cho QLBVR. Xóa bỏ, cấm mở thêm các loại đường đường ra vào khu BT, Chỉ để một con đường duy nhất vào khu bảo tồn đi qua cổng Trung tâm Khu Dịch vụ hành chính Khu Bảo tồn. Bằng nhiều cách để có thông tin về các hoạt động ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của Động Thực Vật trong Khu bảo tồn sớm nhất để can thiệp kịp thời. Sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý BVR.

BQL cũng lập hồ sơ và xây dựng 74 Km, chôn 54 cột mốc ranh giới. Hồ sơ ranh giới được xây dựng có ký kết của các xã huyện, các chủ rừng giáp ranh. Ranh giới ngoài thực địa được giới thiệu, phổ biến cho tất cả các thôn làng, các chủ rừng giáp ranh trong và ngoài tỉnh biết. Sử dụng flycam, các phần mềm tích hợp trong điện thoại di động để trang bị, tập huấn cho lượng chuyên trách QLBVR để công tác QLBVR hiệu quả hơn.

Kon Chư Răng cũng là nơi sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp mê hồn mà điểm nhấn tuyệt vời nhất là thác 50 Kon Chư Răng.

Với phương châm phòng ngừa là chính, đơn vị giải quyết tốt vấn đề tranh chấp, chồng lấn đất với người dân vùng đệm, đồng thời, thu hút con em vùng đệm vào làm việc cho Ban Quản lý và tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân về vai trò, tác dụng của rừng cũng như nhận thức trong tham gia bảo vệ rừng. Chuyển từ đối đầu với dân sang đối thoại, đối thoại sang đối tác. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Kon Chư Răng và người dân vùng đệm trong công tác phối hợp bảo vệ, thời gian qua, đơn vị đã kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi xâm hại rừng. Diện tích và chất lượng rừng cũng tăng lên với độ che phủ đạt trên 98,5% (tăng 1,1%); diện tích rừng giàu tăng 2,9 lần (chiếm 69% trên tổng diện tích đang quản lý); rừng nghèo, rừng non giảm 29,5 lần; đất trống giảm 3 lần; diện tích đất chồng lấn giảm từ 62 ha năm 2005 xuống còn 6,7 ha năm 2020…

Ngoài ra, Khu BTTN Kon Chư Răng cũng là nơi sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp mê hồn mà điểm nhấn tuyệt vời nhất là thác 50 Kon Chư Răng ( thác Hang Yến ) với chiều cao 54m, cách Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen 80km, rất thích hợp cho các tour du lịch khám phá và nghỉ dưỡng giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành tươi mát, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suối mát, tha hồ đùa giỡn với sông nước, thư giãn tâm hồn sau những ngày học tập và làm việc vất vả, căng thẳng hoặc chinh phục đỉnh cao, leo núi, vượt thác. Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước đến Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Chốn bình yên giữa mùa dịch.

Vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nằm trong vùng có không gian văn hoá bản địa độc đáo của người dân tộc thiểu số Banah với nhiều lễ hội truyền thống dân tộc đặc sắc như: lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, ma chay, mừng lúa mới, … mang tính cộng đồng rất cao, trong các lễ hội, họ thường đánh chiêng, uống rượu cần, ăn cơm lam, kể các câu truyện truyền thuyết, múa hát tập thể rất say mê, …

Giữa mùa đại dịch, để giãn cách và tránh dịch tốt nhất là hãy về với rừng, sống cùng rừng, hít thở không khí trong lành. Hy vọng nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng giữa đại dịch đang lan tràn khắp mọi nơi.