19/03/2024 lúc 13:12 (GMT+7)
Breaking News

Kịch bản nào tiếp theo cho VN-Index sau dịch Covid-19

VNHN - Trong vòng 1 tháng qua, VN-Index đã có tới 16 phiên tăng điểm và chỉ giảm điểm ở 3 phiên. Theo đó, chỉ số sàn HoSE tích lũy tới hơn 107 điểm, tương đương tỷ lệ tăng hơn 16,3%.

VNHN - Trong vòng 1 tháng qua, VN-Index đã có tới 16 phiên tăng điểm và chỉ giảm điểm ở 3 phiên. Theo đó, chỉ số sàn HoSE tích lũy tới hơn 107 điểm, tương đương tỷ lệ tăng hơn 16,3%.

Vậy liệu dòng tiền mới vào có đủ sức hỗ trợ thị trường trong thời gian tới? Kịch bản nào cho VN-Index nếu dịch bệnh hoặc nhanh chóng được khống chế hoặc vẫn tiếp diễn? BizLIVE ghi nhận ý kiến của các chuyên gia trong ngành: Khả năng đi lên của VN-Index vẫn còn nhưng dự địa không còn lớn khi thị trường đã hồi phục lại gần một nửa trong thời gian vừa qua. VN-Index có thể tăng lên 815-820 điểm nhưng để đi xa hơn là rất khó. Theo thống kê của BSC từ ngày 24/3-17/4, VN-Index đã tăng trở lại 19,8% so với sự sụt giảm từ đầu năm cho đến ngày 24/3.

Những trường hợp giảm sâu nhất cũng đồng loạt hồi phục rất mạnh như BVH, CMG, VEF, HSG, FRT. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, thị trường đã bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý I/2020, sự ảnh hưởng của COVID-19 sẽ được thể hiện rõ lên số liệu nên kỳ vọng hồi phục của nhà đầu tư sẽ buộc phải trở lại với thực tế. Động lực hồi phục là do số đông cho rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi theo hình chữ V ngay sau quý II tăng trưởng âm. Tuy nhiên, bài học về kinh tế Trung Quốc sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh vẫn đang là một nỗi sợ lúc này.

Dù đã kiểm soát được từ tháng 3, Trung Quốc vẫn chưa thể hồi phục mạnh trở lại. Đó là do các nền kinh tế lớn hồi phục không đồng pha khi Mỹ và Châu Âu vẫn chưa đến đỉnh dịch. Dẫn đến thị trường chứng khoán có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U, và thị trường hoàn toàn có thể đổ vỡ kép khi cú sốc cung chuyển thành cú sốc cầu. Điểm thú vị nhất trong đợt hồi này là tiền bắt đáy của nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ vào đầy bất ngờ và có thật trên thị trường trong khi khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng.

VN-Index có thể về đáy cũ là 650 điểm hoặc thậm chí thủng đáy khi kỳ vọng về hồi phục sụp đổ và nhà đầu tư nhỏ lẻ buộc phải tháo chạy để thu hồi tiền. Ảnh: Internet

Đây có thể là nhà đầu tư mới hoặc nhà đầu tư có kinh nghiệm trở lại với thị trường. Họ bắt đáy thăm dò rồi giải ngân mạnh khi thấy thị trường có phản ứng tốt. Tuy nhiên, dòng tiền của của nhà đầu tư nhỏ lẻ thực chất lại rất khó bền và có giới hạn. Khi đến ngưỡng, họ sẽ chốt lãi 1 phần. Trong đợt khủng hoảng 2007-2009, cũng có nhịp hồi mạnh sau khi Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ 1 tỷ USD dẫn đến lượng tiền lớn đổ vào TTCK. Tuy nhiên, lần hồi phục này lại đến từ tiền nhàn rỗi trong dân.

Tôi cho rằng, kịch bản khả quan nhất lúc này là thị trường sẽ giằng co ở quanh vùng 800 điểm trong 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tới và sau đó mọi thứ sẽ ngã ngũ. Tuy nhiên, không loại trừ VN-Index có thể về đáy cũ là 650 điểm hoặc thậm chí thủng đáy khi kỳ vọng về hồi phục sụp đổ và nhà đầu tư nhỏ lẻ buộc phải tháo chạy để thu hồi tiền. Trước mắt, một số gợi ý cho nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ít rủi ro là nhóm ngành đầu tư công, lương thực, thực phẩm. Sự hồi phục thậm chí cũng không hoàn toàn giống mô hình nào trong 4 mô hình này do dịch bệnh rất khó nói trước và sức khỏe hệ thống ngân hàng thế giới cũng chưa được đánh giá cụ thể.

Ngay cả khi dịch kết thúc đúng như dự báo thì những nhân tố khác như bầu cử, tranh chấp thương mại, thay đổi chiến lược đầu tư FDI… cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục. Theo mô hình chữ V, kinh tế Việt nam và thế giới sẽ xuống đáy trong quý II với mức suy giảm cực lớn, có lẽ là lớn nhất lịch sử vì độ cộng hưởng toàn cầu. Khi dịch bệnh được kiếm soát trong mùa hè và các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả, tăng trưởng sẽ hồi phục trong quý III và nhanh hơn trong quý IV. Sang nửa đầu năm 2021, tăng trưởng sẽ rất cao do nền thấp cùng kỳ 2020.

Từ nửa cuối 2021, tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo ổn định. Nếu các biện pháp kích thích và cải cách trong năm 2020 thực sự hiệu quả thì tăng trưởng từ 2022 trở đi sẽ ngày một khả quan. Giai đoạn 2018-2019 tăng trưởng đạt 7%, nên có hy vọng năm 2022 có thể trên 7,5% và tăng dần các năm sau đó. Kinh tế có thể tích cực trong dài hạn nhưng chỉ số chứng khoán thường không phản ánh được triển vọng quá 1 năm. Điều này có nghĩa dù mô hình kinh tế hồi phục là chữ V, xu hướng của thị trường trong năm 2020 chưa chắc cũng là chữ V.

Một biến số quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng VN-Index là dòng tiền nước ngoài. Ví dụ như ETF, việc bỏ tiền vào Việt Nam nhiều lúc không phải nhờ Việt Nam thực sự nổi bật mà đơn giản là họ phân bổ tài sản theo chiến lược toàn cầu. Khi thấy rủi ro cao, họ sẽ rút vốn còn khi rủi ro thấp, họ sẽ đi đầu tư ở các thị trường mới nổi và Việt Nam. Tín hiệu dòng vốn trong tuần gần nhất vẫn cho thấy sự ưu tiên cho tài sản an toàn với trên 100 tỷ USD đổ thêm vào các quỹ Money Market. Một dấu hiệu tích cực là trong 2 tuần trở lại đây đã có dòng tiền vào cổ phiếu, nhưng là của Mỹ và các thị trường phát triển. Các thị trường mới nổi vẫn bị rút vốn.

Với giả định dịch bệnh sẽ kết thúc vào mùa hè và kinh tế hồi phục nhanh có thể dòng tiền sẽ quay lại các thị trường mới nổi trong nửa cuối năm. Tuy nhiên lúc này những ẩn số khác là bầu cử tổng thống Mỹ hay căng thẳng Mỹ - Trung sẽ lại khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc. Không có gì chắc chắn dòng tiền nước ngoài sẽ sớm quay trở lại ngay cả khi dịch bệnh đã kết thúc. Ông Donald Trump thất cử có thể làm triển vọng kinh tế Mỹ rơi vào trang thái bất ổn, ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi.

Ở trường hợp ngược lại, cũng không chắc dòng tiền cho EM sẽ tốt hơn. Năm 2016 sau khi Tổng thống Trump thắng cử, giới đầu tư nhận thấy kinh tế Mỹ sẽ rất khả quan nên rút tiền khỏi EM để về đầu tư tại “sân nhà”. Có rất nhiều ẩn số với dòng tiền và vì vậy một kịch bản khả dĩ cho chứng khoán Việt Nam trong mô hình chữ V là hồi phục nhẹ từ đáy rồi tích lũy 2-3 quý.

Đầu năm 2021 có thể có sóng với điều kiện Donald Trump thắng cử và dịch bệnh không quay trở lại. Việc chứng khoán giảm mạnh kích thích lòng tham cả nhà đầu tư hiện có trên thị trường và những người không hiểu và chưa từng chơi chứng khoán. Dòng tiền bắt đáy gồm những nhà đầu tư chuyên nghiệp, không chuyên, của những nhà đầu tư bị kẹt hàng vì với nhà đầu tư càng kẹt hàng thì càng muốn gỡ, họ có thể đi vay mượn, dùng margin để bắt đáy. Theo đó dòng tiền hỗ trợ thị trường phục hồi thời gian qua.